9 điều cần biết về vaccine Covid-19 đang được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở một số quốc gia
- Thu Trần
- Đăng lúc: Thứ tư, 16/12/2020 09:49 (GMT +7)
Vaccine Covid-19 do Pfizer và đối tác BioNTech tạo ra để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp đã được cấp phép sử dụng tại nhiều quốc gia.
Trang New Scientist đã thống kê và giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer và đối tác BioNTech. Vaccine này đã được cấp phép sử dụng tại một số quốc gia, bao gồm cả Anh và Mỹ.
Hiệu quả của vắc-xin như thế nào?
Khoảng 95%. Theo đó, giai đoạn 3 thử nghiệm vắc-xin Pfizer/BioNTech có sự tham gia của 42.000 người, khoảng một nửa trong số họ được tiêm vắc-xin thử nghiệm và phần còn lại là giả dược.
Tổng cộng, 170 người đã mắc bệnh covid-19. Chỉ có 8 người trong số họ là trong nhóm tiêm vaccine, 162 người trong nhóm được tiêm giả dược. Vì vậy, khoảng 5% trường hợp mắc bệnh là trong nhóm tiêm vaccine chứng tỏ hiệu quả phòng bệnh của vaccinelên tới 95%.
Hiệu quả miễn dịch của vaccine kéo dài bao lâu?
Vào thời điểm này, rất khó nói hiệu quả miễn dịch của vaccine chính xác kéo dài bao lâu bởi vì các thử nghiệm lâm sàng không được thiết lập để trả lời câu hỏi đó. Và những người tình nguyện thử vắc xin của Pfizer chỉ mới được tiêm liều thứ 2 cách đây chừng 4 tháng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng chỉ cần thời hạn tối thiểu là 6 tháng là được chấp nhận. Điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian khi các tình nguyện viên tiếp tục được theo dõi.
Mất bao lâu để khả năng miễn dịch phát triển đầy đủ sau khi tiêm?
Thử nghiệm bắt đầu đánh giá khả năng miễn dịch 7 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai. Chúng ta biết rằng khả năng miễn dịch bảo vệ sẽ hình thành trong vòng 4 tuần kể từ liều đầu tiên, nhưng Uğur Şahin, giám đốc điều hành của công ty nhỏ BioNTech của Đứcnói rằng nó có vẻ phát huy hiệu quả sớm hơn thế.
Đây là loại vắc-xin hai mũi, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người bỏ lỡ mũi tiêm thứ hai?
Tiêm 1 mũi có tác dụng bảo vệ không?Một người cần tiêm đủ 2 mũi để đạt được miễn dịch. Khoảng cách giữa các liều trong thử nghiệm dao động từ 19-42 ngày. Chỉ 2% số người tham gia thử nghiệm bỏ lỡ liều thứ 2 của nắc-xin nên không hoàn toàn rõ ràng điều gì xảy ra với họ khi không tiêm đủ 2 mũi.
Vắc-xin này có tác dụng phụ nào không?
Đôi khi, nhưng các tác dụng phụ hầu như là nhẹ. Trong thử nghiệm, vắc-xin nói chung được dung nạp tốt và một ủy ban giám sát dữ liệu độc lập báo cáo không có lo ngại nghiêm trọng về an toàn. Các tác dụng phụ tồi tệ nhất là mệt mỏi và nhức đầu sau liều thứ hai. Khoảng 4% số người tham gia thử nghiệm cho biết có dấu hiệu mệt mỏi và 2% bị đau đầu. Các tác dụng phụ khác là đau tại chỗ tiêm và đau cơ.
Özlem Türeci, giám đốc y tế tại BioNTech cho biết đây là "những phản ứng phổ biến mà bạn sẽ gặp phải khi tiêm phòng". Người lớn tuổi báo cáo tác dụng phụ ít hơn và nhẹ hơn.
Nó có hiệu quả ở người lớn tuổi không?
Có. Những người tham gia thử nghiệm ở độ tuổi 65-85 và hiệu quả là 94% - thấp hơn một chút so với con số chung nhưng vẫn rất bảo vệ, và cao hơn nhiều so với một số chuyên gia vắc xin lo ngại. Vắc-xin này chưa được thử nghiệm ở những người trên 85 tuổi.
Vaccine có bảo vệ tất cả mọi người không?
Không. Trong các thử nghiệm, trong số khoảng 20.000 người được tiêm vắc-xin, 8 người mắc bệnh Covid-19 và một người bị bệnh nặng. Ngược lại, 164 người được dùng giả dược đã bị ốm, 9 người bị nặng. Mặc dù lý do tại sao một số người không phản ứng với vắc-xin chưa được biết rõ ràng nhưng tỷ lệ thành công là 95% cũng tương đương với bất kỳ loại vắc-xin nào.
Vaccine có hiệu quả với các nhóm dễ bị tổn thương không?
Theo BioNTech, vắc-xin này có hiệu quả như nhau bất kể tuổi tác, giới tính và dân tộc của người nhận. Nó đã được thử nghiệm rộng rãi ở những người đã có virus và không gây ra bất kỳ tác động xấu nào. Nó cũng đã được thử nghiệm ở những người có các bệnh nền, bao gồm tiểu đường, ung thư, viêm gan B, viêm gan C và HIV được quản lý tốt. Phản ứng của họ cũng tốt như bất kỳ ai khác. Những người mắc bệnh nền nghiêm trọng hoặc xấu đi cũng sẽ đủ điều kiện để tiêm vắc-xin.
Tiêm vaccine có ngăn chặn được việc lây truyền và nhiễm virus không?
Chưa biết. Pfizer cho biết họ đang thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về câu hỏi quan trọng này và sẽ sớm công bố thông tin. Theo giáo sư Leana Wen, Đại học George Washington, Mỹ, vắc xin của Pfizer/BioNTech, vắc-xin chỉ ngăn chặn triệu chứng hoặc triệu chứng nặng, chứ không bảo vệ con người khỏi nhiễm virus. Người đã tiêm vắc xin vẫn có khả năng mang virus trong đường hô hấp và phát tán ra xung quanh khi nói chuyện, thở, hắt hơi...
Do đó, mọi người vẫn phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách kể cả sau khi tiêm vắc xin để đề phòng lây cho người xung quanh.