Cách chưng yến chuẩn nhất để yến vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng
- Yến Yến
- Đăng lúc: Thứ ba, 29/12/2020 13:56 (GMT +7)
Cách chưng yến chuẩn thì yến ăn mới ngon và đảm bảo giữ được dưỡng chất. Chế biến sai cách thì bát yến xịn cũng chẳng bổ hơn bát miến bao nhiêu đâu!
Tại sao lại chưng yến chứ không nấu yến trực tiếp?
Yến sào (tổ yến) có thể nói là siêu thực phẩm vì trong thành phần có rất nhiều yếu tố vi lượng bồi bổ cho sức khỏe. Có hai cách ăn phổ biến nhất là ăn yến như món ngọt (chè yến) và dùng kèm với các món mặn.
Với món ngọt, người ta có thể chưng yến cùng đường phèn và các thảo mộc truyền thống như gừng, lá nếp (lá dứa), hạt sen, long nhãn, táo đỏ, kỷ tử, đông trùng hạ thảo… hoặc các vị hiện đại hơn như hạt chia, saffron. Những hương vị thảo mộc này ngoài tạo hương vị thơm ngon còn có một số tác dụng với cơ thể như bổ khí huyết, ấm kinh mạch, hỗ trợ điều trị đau đầu, mất ngủ, suy kiệt sức khỏe… Với món mặn, người ta có thể dùng yến sào kèm súp bào ngư vi cá, chim bồ câu hầm, gà ác hầm, cháo sen.
Nhưng dù làm món gì, những dưỡng chất trong yến sào cũng rất “nhạy cảm”, đặc biệt là với nhiệt độ cao. Do đó, yến sào chỉ nên chưng cách thủy với nước nguội, tuyệt đối không chưng cùng nước sôi, cũng không nên nấu trực tiếp trên lửa.
Trình tự chưng yến: Canh giờ hoàn hảo, thành phẩm hoàn mỹ
Khi chưng, ta cho sợi yến đã làm sạch và nước sạch vào hũ thủy tinh hoặc âu sứ/ nồi đất tráng men đến khi đầy khoảng 70%, đậy nắp lại và chưng cách thủy. Ban đầu, ta để lửa lớn cho nước sôi, sau đó để lửa ở chế độ nhỏ, hầm liu riu nhưng không để yến bị “sôi” mà chỉ chín bằng hơi.
Sau khi yến nở và chín hoàn toàn, người ta mới cho đường phèn và thảo mộc (riêng hạt sen phải nấu mềm từ trước) vào chưng cùng yến thêm 5 phút nữa.
Nếu dùng yến làm thành món ăn mặn, ta chưng chín yến với nước lọc không cho đường hay muối) rồi trộn vào món mặn.
Cần lưu ý, mỗi loại yến khác nhau có thời gian chín khác nhau, nhưng không chưng yến quá 60 phút. Thời gian chưng yến đến yến chín hoàn toàn là khoảng 20 phút với yến trắng, 30 - 35 phút với chân yến, hồng yến; 45 - 50 phút với yến huyết.
Sau khi yến chín, nên để nguyên hũ/âu trong nồi chưng cho yến chín “ngấu” hơn và ngấm hương vị thảo mộc. Có thể dùng ấm ngay khi yến nguội bớt, hoặc để nguội hoàn toàn rồi bỏ vào tủ lạnh để dùng mát.
Bảo quản yến chưng thành phẩm
Vật liệu phù hợp để đựng yến chưng cũng như bảo quản yến thành phẩm là hũ thủy tinh, các bát, nồi gốm sứ, đất nung tráng men có nắp đậy. Những vật liệu này không có/ ít kim loại nên không “kỵ” với yến, giúp giữ được chất dinh dưỡng quý giá trong yến sào.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc, lên men hoặc lây nhiễm các vi khuẩn trong tủ lạnh, tốt nhất chỉ nên chưng yến với liều lượng nhỏ vừa đủ ăn. Yến chưng thành phẩm có thể sử dụng tốt trong khoảng 1 tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh, hũ có nắp vặn chặt.
Yến sào nên sử dụng đều đặn với liều lượng khuyến nghị là 2 - 4gram khô (tương đương 10 - 20gram yến tươi, yến tinh chế đã ngâm nở) cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Ngoài việc tuân thủ trình tự và các nguyên tắc khi chưng yến, chúng ta cũng chỉ nên chưng vừa đủ ăn, không nên tham chưng nhiều một lúc cũng như ăn dồn dập, vừa lãng phí mà lại không có tác động tốt cho cơ thể.
Công thức chưng yến chuẩn cho một hũ yến Nguyên liệu cần chuẩn bị để chưng yến - Yến sào: 10 gram yến tươi, yến tinh chế đã ngâm nở Cách chưng yến - Cho yến đã tinh chế sạch vào hũ thủy tinh cùng nước |