Cần làm gì khi trở thành F1?
- Thanh Lê
- Đăng lúc: Thứ tư, 04/08/2021 08:47 (GMT +7)
F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 m với ca bệnh, trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế.
1. F1 là gì?
Theo Bộ y tế, F1 là những người nghi nhiễm nCoV hoặc người đi về từ vùng dịch hoặc những trường hợp có tiếp xúc gần với F0.
Trong đó, trường hợp được xác định là tiếp xúc gần gồm:
- Người sống cùng nhà, ở cùng phòng với ca bệnh được xác định.
- Trường hợp là người trực tiếp chăm sóc, người đến thăm hoặc những người được điều trị cùng phòng với F0.
- Người làm việc cùng phòng hoặc cùng nhóm với ca bệnh xác định.
- Những người cùng nhóm du lịch, đi công tác, cùng tham gia liên hoan, cuộc họp, cùng tham gia buổi hoạt tôn giáo, đi chung trên một phương tiện giao thông,... với ca bệnh xác định.
2. Cần làm gì khi trở thành F1:
- Điều đầu tiên bạn phải làm khi biết mình có thể hoặc đã trở thành F1 đó là đeo ngay khẩu trang.
- Báo ngay cho cơ sở y tế nơi sinh sống hoặc nơi gần nhất.
- Tự tiến hành cách ly tại nhà cho tới khi cơ quan y tế/ cơ quan có thẩm quyền đến hoặc tuân thủ cách ly tại khu vực đã được Bộ Y tế quy định theo cập nhật trong từng giai đoạn phòng dịch.
- Nhanh chóng báo ngay cho F2 về tình trạng của mình.
3. F1 cách ly y tế tại nhà cần những điều kiện gì?
- Nếu bạn là F1 và tiến hành cách ly y tế tại nhà, thì điều đầu tiên cần phải tìm hiểu đó là Covid-19 là gì, nó có cơ chế lây ra sao, để đảm bảo không lây nhiễm cho bất cứ ai và phải cam kết với cơ quan chức năng có liên quan về điều này.
- Cách ly tại nhà thì gia đình bạn phải đủ cơ sở vật chất để có thể tiến hàn cách ly một cách nghiêm ngặt nhất theo đúng quy định, ví dụ có phòng khép kín vệ sinh, nơi ở của F1 tách biệt với cả gia đình... nếu có phòng đệm để trao đổi thức ăn thì càng tốt.
- Khi tiến hành cách ly y tế tại nhà, phải có người phục vụ người cách ly và người phục vụ cách ly này cũng cần phải hiểu biết cơ bản về cách ly, đồng thời cũng cần ký cam kết tuân thủ quy định cách ly tại nhà.
- Phải được sự giám sát của cả hệ thống y tế cũng như những người hỗ trợ. Trong đó, Bộ y tế nhấn mạnh phải là tổ Covid-19 cộng đồng, cũng như cán bộ y tế được giao nhiệm vụ cụ thể.
4. Các trường hợp F1 sẽ được xử lý, bố trí thế nào?
Theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế (Ban hành ngày 31/7) về việc giám sát và phòng, chống Covid-19 đối với các trường hợp F1 sẽ được xử trí như sau:
- Những người được xác định là F1 sẽ được bố trí cách ly y tế tập trung ít nhất 14 ngày, tính từ ngày F1 có tiếp xúc lần cuối với F0.
- Đối với các trường hợp F1 Bộ y tế khuyến cáo nên thiết lập cơ sở cách ly tập trung riêng, vì có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn những đối tượng khác.
- Nếu không có điều kiện để thiết lập cơ sở riêng, thì cần bố trí phân khu cụ thể ngay trong cơ sở cách ly tập trung cho những người được xác định là F1.
- Những người cách ly được bố trí, sắp xếp vào phòng cách ly theo nguyên tắc những người chung đặc điểm dịch tễ, cùng nguy cơ thì ở cùng phòng/ cùng khu với nhau.
- F1 sẽ được xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của Bộ y tế: Cụ thể trong thời gian tiến hành cách ly, người bệnh ít nhất phải được lấy mẫu bệnh phẩm bằng phương pháp rRT-PCR tối thiểu 2 lần.
+ Lần lấy mẫu thứ nhất là ngay ngày đầu khi được cách ly.
+ Mẫu lần 2 được lấy vào ngày thứ 14 kể từ khi được cách ly.
+ Nếu xét nghiệm Real time RT-PCR cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì F1 này sẽ được xử lý như ca bệnh xác định.
+ Nếu xét nghiệm Real time RT-PCR cho kết quả ít nhất 2 lần đều âm tính với SARS-CoV-2, lúc này F1 sẽ được kết thúc việc cách ly tập trung. Sau đó F1 này sẽ chuyển sang tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 14 ngày tiếp theo, đồng thời cần thực hiện nghiêm 5K và không tụ tập đông người.
5. Chế độ dinh dưỡng dành cho F1
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm thuộc các nhóm như chất bột đường, chất béo, chất đạm, các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ... mỗi ngày, để đảm bảo nhu cầu theo từng lứa tuổi nhằm tăng cường sức đề kháng.
- Mỗi ngày cần ăn đủ 3 bữa chính, bên cạnh đó nếu có thể hãy bổ sung thêm 1-3 bữa phụ.
- Nếu bệnh nhân chán ăn, giảm vị giác, bị đau họng,.. thức ăn cần được chế biến dạng mềm, lỏng, để người bệnh dễ ăn và dễ dàng hấp thu hơn.
- Cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm kể cả khi mua lẫn khi chế biến.
- Đối với những người có bệnh lý nề như đái tháo đường, bị bệnh tim mạch, suy thận, ... cần tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ đã yêu cầu.
- Mỗi ngày cần bổ sung đủ nước theo nhu cầu và đúng cách
+ Uống mỗi ngày từ 1,5 - 2 lít nước, mỗi lần uống vừa phải, uống từng ngụm nhỏ từ từ và chia đều trong ngày, ngay cả khi bạn không thấy khát, trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước.
+ Phải hạn chế tất các các loại thức uống có gas, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, nước ngọt.
- Có lối sống, sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao điều độ
+ Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày một cách vừa phải phù hợp với tình trạng sức khỏe.
+ Sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 7-8 giờ, không dùng rượu bia, chất kích thích..
+ Luôn giữ tinh thần lạc quan, không lo lắng thái quá.
+ Vệ sinh tay thường xuyên bằng nước sát khuẩn, xà phòng, hạn chế tối đa việc đưa tay lên mắt, miệng, mũi.
+ Hạn chế sử dụng những thực phẩm chiên xào, không ăn mặn, không sử dụng đồ ăn nhiều dầu - mỡ, đồ ăn sẵn,... Trong đó, mỗi ngày lượng muối tối đa của mỗi người là 5g (tính cả muối trong thực phẩm).