Rau tía tô có phòng chống được Covid-19?

Thanh Lê Đăng lúc: Chủ nhật, 01/08/2021 16:21 (GMT +7)
Rau tía tô - vị thuốc, món ăn quen thuộc với người Việt - có thể phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19.
Hashtag #Kiến thức cần biết #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

1. Rau tía tô là rau gì?

Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, là 1 trong những loại rau gia vị phổ biến của người Việt. Đồng thời đây cũng là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi tương tự như rau húng. Rau tía tô mọc nhiều ở các khu vực như Ấn Độ, Đông Á. Loại cây gia vị này chủ yếu được trồng nhiều ở vùng nông thôn.

Rau tía tô
Rau tía tô

2. Rau tía tô có tác dụng gì?

Tía tô hay còn được gọi bằng những tên gọi khác như é tía, tử tô, xích tô hay xích tía vì cây có màu tím.

Cây tía tô có nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống thường ngày, như lá thường được dùng để ăn sống hoặc làm gia vị cho một số món ăn ngon, tăng thêm độ đậm đà trong một số món ăn phổ biến của người Việt như món cháo, các món từ đậu phụ, cà tím…

Bên cạnh đó, Đông phương y dược còn xếp cây tía tô vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi, khỏi sốt), trị các bệnh do lạnh gây nên.

Loài tía tô có tính ấm, hạt của nó thường được dùng làm trà uống và thuốc hạ khí, thậm chí cành/hạt của tía tô còn được dùng trong thuốc.

Đồng thời, theo y học cổ truyền đây cũng là một loại thuốc được dùng để chữa bệnh và phòng bệnh như trị cảm, xông hơi, tăng cường phòng, chống bệnh liên quan đến đường hô hấp...

Ngoài ra, cây tía tô có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, giàu hàm lượng vitamin A, C, và các hàng lượng khác như Ca, Fe, và P, tốt cho sức khỏe.

Rau tía tô có phòng chống được Covid-19? - Ảnh 2

3. Rau tía tô có phòng chống được Covid-19?

Theo Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, Tiến sĩ Phùng Tuấn Giang cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ lá của cây tía tô giúp ức chế sự nhân lên của vi rút SARS-CoV-2 bằng cách bất hoạt virus. 

Cụ thể, Tiến sĩ (TS) Tuấn Giang chia sẻ với Infonet rằng, dù chỉ mới là nghiên cứu in vitro (dạng thí nghiệm trong ống nghiệm) nhưng điều đó đã cho thấy được sự nỗ lực của các nhà khoa học trong công cuộc tìm kiếm những gì có sẵn, dễ tìm nhất trong cuộc sống thường ngày để phòng, hỗ trợ điều trị bệnh, nhằm làm giảm bớt gánh nặng của hệ thống y tế.

Và chính những điều đơn giản, dễ tìm ấy sẽ làm tiền đề cho việc thúc đẩy "nghiên cứu trên lâm sàng đối với chiết xuất từ lá tía tô" trong việc hỗ trợ phòng ngừa hoặc tiêu diệt virus SARS-CoV-2.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường như hiện nay, TS Giang khuyến cao người dân nên sử dụng tía tô - một món ăn, vị thuốc hết sức quen thuộc với mỗi người Việt, để  tăng cường phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. TS, lương y Phùng Tuấn Giang nhấn mạnh thêm: “Đây là món ăn bài thuốc đơn giản, rẻ tiền và an toàn”.

Đồng thời vị Lương y này cũng giới thiệu tới các độc giả bài thuốc Sâm tô tán, mang tới hiệu quả không nhỏ trong việc phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây nên.

Rau tía tô có phòng chống được Covid-19? - Ảnh 3

Theo đó, vào tháng 3/2020 bài thuốc này đã được Bộ Y tế đồng ý trong văn bản về công tác tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây nên, bằng thuốc và các phương pháp của Y học cổ truyền. Đồng thời trong văn bản này cũng đã hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng một số bài thuốc, trong đó có sâm tô tán hay còn được gọi là hòa tễ cục phương.

Bài thuốc sâm tô tán này sẽ có tác dụng phong khu hàn, tuyên khai phế vệ áp dụng tốt trong giai đoạn khởi phát và thích hợp cho những F0 không có triệu chứng.

4. Cách dùng rau tía tô để phòng ngừa Covid-19

 TS, lương y Phùng Tuấn Giang đã chỉ ra một số cách mà mọi người có thể thực hiện thường ngày đó là:

Ăn như rau sống: Bạn hãy lấy lá tía tô đem rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra, để ráo là ăn được.

Làm rau nêm gia vị: Mọi người có thể dùng lá tía tô tươi đlể nên vào 1 số các món ăn quen thuộc thường ngày như cháo, các món từ đậu phụ, cà tím...

Sử dụng tía tô để hãm trà uống: Bằng cách cho đường phèn vào nước lá tía tô rồi đêm đun sôi, lọc lấy phần nước để nguội rồi uống hoặc bạn cũng có thể thêm nước cốt chanh vào cho dễ uống.

Dùng tía tô như thuốc uống, xông: Bài thuốc này sẽ bao gồm các thành phần cụ thể như inh giới 12g, lá Tía tô 12g, Lá lốt -  Kim ngân hoa mỗi loại 8g, Bạc hà 10g, Trần bì - Bạch chỉ mỗi loại 6g. Có thể nấu uống tươi hoặc rang khô rồi đêm cho toàn bộ các vị thuốc trên vào nồi đổ khoảng 1 lít nước rồi đun sôi. Tới khi nước sôi, vặn nhỏ lửa để trong 5-10 phút rồi đổ ra 1 cốc 200ml để uống dần hoặc xông. Phần bã còn lại bạn hãy đem đổ ra bát sau đó dùng để xông vùng mặt, thời gian xông khoảng 10-15 phút. Bát thuốc để ấm, bạn có thể uống hoặc dùng để xông rồi lau và rửa mặt.

Rau tía tô có phòng chống được Covid-19? - Ảnh 4

Trong việc phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2, lương y Phùng Tuấn Giang cũng giới thiệu bài thuốc Sâm tô tán, có công dụng tốt trong giai đoạn khởi phát và hiệu quả đối với những trường hợp F0 không có triệu chứng. Cụ thể bài thuốc như sau:

Đảng sâm, lá Tía Tô, Cát căn, Tiền hồ, Bán hạ chế, Bạch linh mỗi thứ 30g, Trần bì, Cam thảo, Cát cánh, Chỉ xác (sao cám), Mộc hương mỗi thứ 20g. Đem tán bột những thành phần này hoặc dùng ở dạng thuốc thang để sắc uống.

Nếu tán thành dạng bột, mỗi lần uống hãy lấy khoảng 8-12g bột pha đem pha với 200ml nước gừng tươi - khoảng 6g, Đại táo 4g, tất cả đem đun sôi khoảng 15-20 phút rồi để ấm khoảng 70-80 độ C và uống ngày 3 lần.

Nếu là dạng thuốc thang thì các vị thuốc kể trên so với liều lượng các vị thuốc ở dạng bột sẽ giảm 1/2 . Sắc ngày 1 tháng uống lúc ấm sau ăn.

Rau tía tô có phòng chống được Covid-19? - Ảnh 5

TS Phùng Tuấn Giang cũng cho biết thêm rằng, đây là những bài thuốc có tác dụng trong việc hỗ trợ dự phòng và điều trị cho những bệnh nhân có biểu hiện nhẹ. Do đó, đối với những trường hợp người bệnh nặng cần phải đến cơ sở y tế hoặc gọi hỗ trợ y tế để được điều trị bằng phương pháp Tây y.

Ngoài ra, để phòng Covid-19, toàn thể người dân cần tuyệt đối tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan chức năng địa phương nơi mình sinh sống.

Chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19 Mắc ung thư có nên tiêm vaccine Covid-19? Bị dị ứng có được tiêm vaccine Covid-19 không? Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền hỗ trợ trong điều trị Covid-19
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp