Khi chúng ta ngủ, cơ thể đã lén lút làm những gì?
- An Diệp Phi
- Đăng lúc: Thứ sáu, 06/11/2020 20:37 (GMT +7)
Có rất nhiều bộ phận trên cơ thể chỉ canh me lúc chúng ta ngủ để làm đủ trò mà ta không bao giờ biết.
Tất cả các giai đoạn của giấc ngủ đều phục vụ một mục đích cụ thể là giữ cho cơ thể và bộ não khỏe mạnh, thư thái. Mắt di chuyển với vận tốc tối đa về phía trước, hormone tăng trưởng được tiết ra, bộ não giải phóng thông tin tích lũy, tự phục hồi và giải độc là những điều chúng ta thường gặp khi ngủ, bạn có tin không?
Mắt di chuyển hết tốc lực về phía trước
Có năm giai đoạn của giấc ngủ, mỗi giai đoạn sâu hơn giai đoạn trước, và khi chúng ta vượt qua tất cả năm giai đoạn, chu kỳ bắt đầu lại. Giai đoạn cuối (REM) hoạt động mạnh nhất và nó bắt đầu khoảng 60 hoặc 90 phút sau khi bạn chìm vào giấc ngủ.
Ở giai đoạn này, mắt của bạn di chuyển với tốc độ tối đa về phía trước mà bạn không nhận biết được điều đó, vì tâm trí của bạn đang tập trung vào những gì bạn đang mơ.
Chiều cao tăng lên khi ngủ
Hormone HGH, được gọi là hormone tăng trưởng của con người, chịu trách nhiệm cho phép xương, cơ và mô tái tạo. Khi bạn ngủ, việc sản xuất chất này được kích hoạt trên toàn cơ thể. Nó góp phần vào việc chữa lành vết thương và đổi mới tế bào. Khi chúng ta còn trẻ, hormone này thúc đẩy sự phát triển và có nhiều tác dụng khác với cơ thể. Vì lý do này, người ta có thể nói rằng chúng ta cao hơn khi ngủ. Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và thiếu niên ở tuổi dạy thì cần đi ngủ sớm chính là để tăng chiều cao tối đa.
Bộ não giải phóng thông tin tích lũy
Cách hình thành các giấc mơ của chúng ta vẫn còn là bí ẩn khoa học. Bộ não của chúng ta tạo ra những cảnh mơ từ những ký ức hiện diện trong cuộc sống hàng ngày và sự kiện sâu trong tiềm thức của chúng ta.
Tuy nhiên, vẫn không thể xác định lý do tại sao tâm trí của chúng ta di chuyển đến những nơi nhất định vào ban đêm, hoặc tại sao nó chọn những ký ức, màu sắc, giọng nói, cảnh hoặc người cụ thể. Bất chấp những tiến bộ vượt bậc của khoa học, những giấc mơ vẫn là câu đố lớn chưa có lời giải.
Bộ não tự phục hồi và giải độc
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester phát hiện ra rằng, trong khi ngủ các chất thải tích tụ trong ngày sẽ đào thải ra ngoài cơ thể. Cơ chế được kích hoạt khi chúng ta đang ngủ được gọi là hệ thống glymphatic, và khi bật, nó cho phép não của bạn loại bỏ những thông tin vô ích, đồng thời tích lũy những thứ mà nó coi là quan trọng và làm mới kết nối của chúng.
Cơ bắp bị tê liệt
Khi bạn bước vào giấc ngủ REM (Chuyển động mắt nhanh), đây là giấc ngủ sâu nhất, các cơ ở tay chân của bạn bị tê liệt hoàn toàn và tạm thời không thể cử động được.
Có một chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó tình trạng tê liệt này được duy trì trong vài giây hoặc vài phút sau khi thức dậy. Cảm giác tê liệt đáng sợ này xảy ra với những người mắc chứng ngủ rũ khi họ mở mắt sau khi thức dậy.
Cổ họng bị thu hẹp
Khi bạn ngủ, các cơ giữ cổ họng mở ra. Lúc thức dậy sẽ thư giãn và kích thước của cổ họng giảm. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng ngủ ngáy sâu. Mặc dù có những yếu tố góp phần khác, chẳng hạn như tắc nghẽn mũi, cổ họng bị thắt chặt có liên quan nhiều đến tiếng ồn khó chịu mà một số người tạo ra khi họ ngủ.