Bánh dây Bồng Sơn, món đặc sản dung dị không phải ai cũng biết khi đến Bình Định

Quả Chanh Thành Tinh Đăng lúc: Thứ bảy, 26/02/2022 23:45 (GMT +7)
Bánh dây Bồng Sơn là một món ăn nổi bật với cách chế biến cầu kỳ, hương vị hấp dẫn, càng ăn càng cuốn mà ít nơi nào có được.
Hashtag #Quán ăn ngon ở Quy Nhơn #Đặc sản Việt Nam #Ẩm thực việt nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Ngoài những món đã quen thuộc như bánh hỏi cháo lòng, bánh ít lá gai, tré, bánh xèo tôm nhảy… thì khi đến Bình Định, bạn còn có thể thưởng thức một món ăn lạ mắt, lạ tai và lạ miệng mang tên bánh dây.

Bánh dây, còn được biết đến tên gọi bún dây, là đặc sản của thị trấn Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định. Nếu chỉ nhìn qua, bạn sẽ dễ nhầm món bánh này là một đĩa bún mì hoặc phở xào vì đĩa bánh thường là những sợi bánh dài, vàng nhạt và dính với nhau. 

Bánh dây Bồng Sơn, món đặc sản dung dị không phải ai cũng biết khi đến Bình Định - Ảnh 1

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để làm được bánh dây Bồng Sơn, người làm bánh phải rất công phu và cầu kỳ. Dù công đoạn chế biến không quá nhiều nhưng lại đòi hỏi người làm ra có sự khéo léo và kinh nghiệm nhất định.

Đầu tiên, để bánh ngon đúng điệu thì người ta sẽ phải thực hiện bước chọn nguyên liệu tỉ mỉ. Khác với nhiều món ăn khác, gạo để làm bánh dây thường là loại gạo cũ, đã để được khoảng vài tháng để khi chế biến, bánh có được vị dai đặc trưng. Bên cạnh đó, khi sử dụng gạo cũ thì bánh sẽ có mùi thơm tự nhiên và hấp dẫn hơn.

Bánh dây Bồng Sơn, món đặc sản dung dị không phải ai cũng biết khi đến Bình Định - Ảnh 2

Ngoài gạo ngon thì để làm bánh dây, người ta cần sử dụng thêm một nguyên liệu nữa là tro để ngâm gạo. Bánh muốn ngon, chuẩn và có độ mịn cao thì nên sử dụng tro củi dừa. Sau khi được sàng mịn thì cho vào nước khuấy đều, đến khi tro lắng xuống thì lọc bỏ tạp chất trước khi đem sử dụng. 

Khi đã đầy đủ nguyên liệu, gạo sẽ được vo sạch rồi ngâm trong nước tro trong 6 tiếng. Sau đó được vớt ra để ráo nước và đem đi xay mịn. Dù ngày nay người dân nơi đây đã có thêm các thiết bị hiện đại giúp xay gạo, thế nhưng để bánh giữ được hương vị nguyên sơ vốn có thì sử dụng cối đá là chuẩn nhất.

Tiếp đó, bột gạo được cho vào chảo, khuấy trên lửa liu riu đến khi nặng tay, bột đặc lại thì sẽ được mang đi cắt thành những khúc nhỏ, cho vào khuôn rồi ép thành những vỉ bánh và tạo thành sợi nhỏ như bún. Sau khi được hấp cách thuỷ, những sợi bột này sẽ chín đều và mềm thơm.

Bánh dây Bồng Sơn, món đặc sản dung dị không phải ai cũng biết khi đến Bình Định - Ảnh 1
Bánh dây Bồng Sơn, món đặc sản dung dị không phải ai cũng biết khi đến Bình Định - Ảnh 1

Bánh sau khi chín sẽ được để nguội, trong thời gian đó thì người làm bánh sẽ chuẩn bị phần nước mắm tỏi ớt để chấm kèm. Bằng sự kết hợp giữa nước mắm truyền thống, tỏi ớt và chanh tươi, nước chấm bánh dây sẽ mang đủ vị mặn ngọt chua cay đậm đà.

Ngoài ra thì bánh dây Bồng Sơn còn đước ăn kèm dầu hẹ, đậu phộng rang và nhiều loại rau sống như rau thơm, xà lách, diếp cá… Khi ăn, người ta sẽ xé rời các sợi bánh, ngắt thành đoạn ngắn, thoa dầu hệ và rắc một chút đậu phộng lên rồi thêm vào một thìa nước mắm tỏi ớt và ăn cùng rau sống. Bánh dây sẽ có vị dai dai của sợi bánh hoà quyện cùng nước mắm đậm đà và đậu phộng béo ngậy.

Bánh dây Bồng Sơn, món đặc sản dung dị không phải ai cũng biết khi đến Bình Định - Ảnh 4

Nếu đến Hoài Nhơn, một huyện cách Quy Nhơn khoảng 80 km, bán ẽ dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong bán món bánh này ở khắp thị trấn. Bánh thường được bán vào buổi sáng và tối, tuy nhiên vì được làm từ tinh bột nên để tránh đầy bụng, người ta thường ăn bánh dây Bồng Sơn vào bữa sáng.

Bánh xèo tôm nhảy, món đặc sản dân dã ăn là nghiền của đất võ Bình Định Bún rạm, món ăn dân dã không thể bỏ qua khi đến thăm đất võ Bình Định Về Bình Định thưởng thức món bánh cuốn Tây Sơn ngon nức tiếng khắp vùng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp