Bánh lá rau mơ, món ăn chơi dân dã đậm chất miền Tây

Leo Wu Đăng lúc: Thứ bảy, 21/08/2021 08:49 (GMT +7)
Bánh lá rau mơ nổi bật với vị béo ngậy của nước dừa, vị dẻo dai và mùi thơm đặc trưng của lá mơ. Nếu có dịp đến miền Tây, bạn nhất định phải thử món bánh này.
Hashtag #Du lịch miền Tây #Đặc sản miền Tây #bánh ngọt ngon #Các món bánh Việt Nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Miền Tây luôn là mảnh đất nổi tiếng với những món bánh ăn chơi vừa dân dã, dễ làm lại không kém phần hấp dẫn như bánh tằm bì, bánh cúng, bánh thuẫn, bánh lọt… Ngoài ra, nơi đây còn có bánh lá rau mơ lạ miệng và gắn với tuổi thơ của nhiều người.

Bánh lá rau mơ được làm từ rau mơ, một lại dây leo dễ trồng dễ mọc. Lá mơ tuy có vị đắng và chát, thế nhưng lại có tính mát và thường được dùng trong các bài thuốc dân gian chữa trị chứng ăn không tiêu, thanh nhiệt… Bên cạnh đó, lá rau mơ thường được sử dụng để nấu các món ăn như ăn sống (chấm kèm nước thịt kho hoặc cá kho), rán cùng trứng, xào cùng đậu phụ… và đặc biệt nhất có lẽ là để làm bánh.

Ảnh: Fb Phương Đoàn.
Ảnh: Fb Phương Đoàn.

Để làm bánh lá rau mơ, thường miền Tây trước đây hay sử dụng lá mơ rừng, một loại lá màu xanh nhạt, thân thuôn dài và mỏng. Thế nhưng do hiện nay lá mơ rừng càng ngày càng khó tìm, thế nên họ đã thay thế bằng cách sử dụng lá mơ lông, thân tròn dày, một trước lá màu xanh còn mặt sau có màu tim tím, trên thân lá thường có khá nhiều lông tơ. Tuy có cách gọi và hình dáng khác biệt, thế nhưng hương vị và mùi của hai lại lá này khá giống nhau nên vị bánh lá rau mơ thường không thay đổi nhiều.

Bánh sau khi luộc chín. Ảnh: FB Oanh Nguyen.
Bánh sau khi luộc chín. Ảnh: FB Oanh Nguyen.

Nguyên liệu làm bánh lá rau mơ khá đơn giản, ngoài lá rau mơ thì người ta còn sử dụng các nguyên liệu làm bánh quen thuộc như bột năng, bột gạo, nước cốt dừa. Lá rau mơ để làm bánh thường sẽ chọn loại lá không quá già cũng không quá non. Sau khi hái về, lá mơ sẽ được rửa sạch sẽ thì đem đi cắt nhỏ và xay nhuyễn lấy nước. Khi có được phần nước rau mơ xay, người ta thêm vào nước cốt dừa, đường, bột gạo, bột năng và muối theo những tỉ lệ “gia truyền” để tạo ra một loại hỗn hợp sền sệt. 

Điểm đặc biệt của chiếc bánh lá rau mơ chính là những chiếc “khuôn bánh” độc đáo từ lá mít. Sau khi lấy một chút bột, người làm bánh sẽ đặt lên mặt phải của chiếc lá mít, sau đó nắn và miết nhẹ để bột phủ đều trên lá. Tiếp đó họ sẽ sử dụng phần cuống lá mít xỏ vào phần đuôi thành một chiếc cuốn tròn và cho vào xửng hấp khoảng 15 phút là bánh chín.

Ảnh: Fb Bình Minh.
Ảnh: Fb Bình Minh.

Công đoạn thắng nước cốt dừa ăn kèm mang tính quyết định xem mẻ bánh này có “đạt chuẩn” hay không. Đầu tiên người ta sẽ cho nước cốt dừa loãng vào nồi đun sôi với bột mì tinh và bột gạo rồi nêm nếm gia vị đường muối cho vừa khẩu vị. Chờ hỗn hợp này sôi khoảng 5 phút thì thêm nước cốt dừa đặc và khuấy đều là xong.

Ảnh: Fb Mai Lan.
Ảnh: Fb Mai Lan.

Những chiếc bánh lá rau mơ là sự kết hợp hài hoà giữa vị ngọt của đường, béo ngậy của nước cốt dừa, dẻo dai nhờ vào bột năng và mùi đặc trưng của lá rau mơ. Dù chỉ là một món bánh dân dã, dễ làm dễ ăn nhưng bánh lá rau mơ đã trở thành một phần “kỉ niệm tuổi thơ” trong kí ức nhiều người miền Tây. 

Ngoài phiên bản bánh lá mơ hấp bằng lá mít, người miền Tây còn có thể dùng lá dừa hoặc lá chuối để làm loại bánh này. Nếu dùng lá chuối, bánh sẽ được cuộn tròn giống như dùng lá mít, nhưng nếu dùng lá dừa, do đặc tính lá cứng nên chỉ cần xếp vào nồi ngẫu hứng mà thôi. Dù rất đơn giản, dân dã nhưng có lẽ vì cách chế biến độc đáo mà bánh lá mơ trở thành một món ăn đặc sản thu hút nhiều người ở miền Tây.

Bánh tằm bì - món bánh độc đáo từ nguyên liệu đến hương vị của miền Tây Bánh cóng Sóc Trăng, đặc sản miền Tây nức lòng du khách 4 món bánh bò ngon hảo hạng làm nên thương hiệu của ẩm thực miền Tây
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp