Cách phân biệt 11 loại rau cải Việt Nam phổ biến để tự tin ra mắt mẹ chồng

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Thứ năm, 24/06/2021 13:52 (GMT +7)
Rau cải là nguyên liệu nấu ăn quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt. Cùng 2 Đẹp tìm hiểu về 11 loại rau cải phổ biến nhất và cách chế biến như thế nào nhé.
Hashtag #Mẹo nấu ăn #Mẹo nấu ăn thông minh #Ẩm thực việt nam #Đặc sản Việt Nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Có câu đùa ví von rằng "cơm không rau như đau không thuốc" để chỉ thói quen phải có rau xanh trong bữa cơm của người Việt. Nói đến các loại rau quen thuộc của người Việt, chắc chắn phải nhắc đến rau cải. Nói gì thì nói, thế giới có đến 3.700 loại rau cải cơ mà.

Có khoảng 3.700 loại rau cải khác nhau.
Có khoảng 3.700 loại rau cải khác nhau.

Nhưng cũng chính có nhiều loại rau cải đến thế nên với team ghét bếp thì việc phân biệt các loại rau cải cũng sẽ có chút khó khăn. Nhưng cũng thật may, dù thế giới rau cải có hàng ngàn loại nhưng ở Việt Nam không nhiều loại đến thế và việc nấu ăn chủ yếu chỉ xoay quanh 11 loại rau cải phổ biến nhất mà thôi.

Vậy hãy học cách phân biệt các loại rau cải phổ biến để việc nấu ăn và ăn uống đủ chất dinh dưỡng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra nếu đang cần ghi điểm với ai đó, thì việc phân biệt rau củ nói chung và rau cải nói riêng cũng là điều cần thiết đấy!

Các loại rau cải phổ biến ở Việt Nam

1. Cải thảo (cải bao, cải cuốn, bắp cải tây)

Cải thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được gọi là cải Thiên Tân. Sau đó, chúng được nhanh chóng nhân giống và trồng ở một số nước châu Á và Bắc Mỹ. Loại cải này là giống cải lá dạng bẹ, mọc chụm với nhau ở phần gốc rồi xếp chồng tạo thành một kết cấu chặt chẽ. Chúng thường có hình trụ dài, đỉnh hơi thuôn nhọn. Lớp lá bên ngoài xòe to nhưng bên trong xếp cuộn. Ở mỗi phiến lá đều có sống lá màu trắng, kích thước dày. Bẹ cải thận mọng nước, dày mình, phần lá dễ nát.

Cải thảo có hình trụ dài, đỉnh hơi thuôn nhọn.
Cải thảo có hình trụ dài, đỉnh hơi thuôn nhọn.

Cải thảo được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: cải thảo xào, canh cải thảo, cải thảo cuốn thịt, cắt nhỏ nhúng lẩu... Riêng ở Hàn Quốc, cải thảo được sử dụng trong muối kim chi vừa ngon vừa chua cay. Thậm chí, món ăn này nổi tiếng đến mức mà người ta có thể sử dụng tên gọi "xứ sở kim chi" để nhắc đến Hàn Quốc. 

Cải thảo thường được dùng trong muối kim chi.
Cải thảo thường được dùng trong muối kim chi.

2. Cải bẹ (Cải sen, Cải dưa, Cải bẹ dưa)

Cải bẹ có vị hơi đắng và cay nhẹ, lá có bẹ to, phần lá có màu xanh đậm, phiến rộng tới 40 đến 50cm. Cải bẹ thường được sử dụng để muối dưa hoặc nấu canh, tuy nhiên khi nấu canh, vị đắng của cải bẹ khá rõ. Cải bẹ phổ biến ở miền Bắc, thường được trồng từ khoảng tháng 7 đến tháng 10, tùy từng vùng. Thời gian thu hoạch khoảng 90 đến 100 ngày.

Cách phân biệt 11 loại rau cải Việt Nam phổ biến để tự tin ra mắt mẹ chồng - Ảnh 4

Cách chế biến cải bẹ phổ biến nhất là muối dưa sau đó dùng nấu canh dưa chua, xào thịt, xào lòng hoặc om với cá chép.

Cách phân biệt 11 loại rau cải Việt Nam phổ biến để tự tin ra mắt mẹ chồng - Ảnh 5

3. Cải bẹ xanh (cải xanh, cải canh, cải cay, cải bẹ xanh mỡ, giới tử)

Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đây là giống rau cải được sử dụng rộng rãi. Cũng như cải bẹ, cải bẹ xanh có vị đắng, cay nhẹ, tuy nhiên phần phần bẹ rất nhỏ, chủ yếu tập trung phát triển lá. Phần lá màu xanh đậm, lá mỏng, rất hợp để nấu canh. Vị cay và đắng nhẹ của loại cải này có thể hợp với cả nấu với thịt, nấu với hến, ngao... Cải bẹ xanh dễ trồng, có thể trồng ở hộp xốp cũng sinh trưởng tốt.

10 loại rau cải phổ biến trong nấu nướng mà hội yêu bếp nhất định phải biết - Ảnh 1
10 loại rau cải phổ biến trong nấu nướng mà hội yêu bếp nhất định phải biết - Ảnh 1

4. Cải thìa (cải bẹ trắng, cải chip, bạch giới tử)

Cải thìa có tên khoa học là Brassica rapa chinensis, ở miền Bắc, loại cải này còn có một tên quen thuộc khác là cải chip. Cải thìa có họ gần gũi với cải thảo và cải bẹ xanh. Nhìn bên ngoài, bạn có thể dễ dàng phân biệt cải thìa bởi chúng có cuống dày, chứa nhiều nước. Lá có màu xanh đậm, nhiều gân và hoa có màu vàng.

Cải thìa có cuống dày, chứa nhiều nước.
Cải thìa có cuống dày, chứa nhiều nước.

Do có tính mát, vị ngọt nên cải thìa rất dễ chế biến, từ luộc cho đến nấu canh hay xào đều rất ngon. Món ăn phổ biến nhất là: cải thìa xào dầu hào, gà hấp cải thìa... hoặc sử dụng làm nguyên liệu để hoàn thiện món vịt tiềm. 

Cải thìa xào nấm đông cô và thịt cua.
Cải thìa xào nấm đông cô và thịt cua.

5. Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt, cải bắp xôi)

Cải bó xôi bắt nguồn từ các nước Trung Á và Tây Á. Ở Việt Nam, loại cải này được trồng chủ yếu ở vùng miền núi có nhiệt độ trung bình thấp hoặc vụ mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Đây là loại thân thảo, cây mọc thẳng đứng và có chiều cao 5-10cm. Cây không có cuống, lá hình bầu dục và có kích thước lớn.

Cải bó xôi còn được gọi là rau bina, rau chân vịt...
Cải bó xôi còn được gọi là rau bina, rau chân vịt...

Nhờ chứa hàm lượng vitamin A, K, D, E và nhiều loại khoáng chất khác nên cải bó xôi rất tốt cho sức khỏe. Chúng thường được chế biến thành món ăn hoặc sử dụng để làm sinh tố, nước ép... cho người có nhu cầu giảm cân

Sinh tố cải bó xôi giúp thanh lọc, đẹp da.
Sinh tố cải bó xôi giúp thanh lọc, đẹp da.

6. Cải ngọt

Đây là một trong những giống rau cải phổ biến nhất Việt Nam do được trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn. Cải ngọt thuộc loài thân thảo, có thân tròn, nhẵn và không có lông. Phần lá có đầu tròn, hơi tù, mép lá có nhiều gân và lá có màu xanh đậm, càng về cuống thì càng nhạt.

Cải ngọt được trồng quanh năm.
Cải ngọt được trồng quanh năm.

Với loại rau này, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn như: cải ngọt xào, cải ngọt luộc chấm xì dầu, canh cải ngọt hoặc xào với thịt bò... Ngoài ra, cải ngọt còn được dùng làm rau ăn lẩu cũng khá ngon. 

Mì xào thịt bò, rau cải ngọt.
Mì xào thịt bò, rau cải ngọt.

7. Cải ngồng (cải ngọt bông)

Cải ngồng có nhiều ở Trung Quốc. Trong tiếng Quảng Đông, tên gọi của loại cải này có nghĩa là "trái tim của rau". Thân cải to, mềm, không phân nhánh, không có xơ. Lá to, dày, bề mặt nhẵn và thường có hoa màu vàng.

Cải ngồng thường có hoa màu vàng.
Cải ngồng thường có hoa màu vàng.

Rau cải ngồng có vị ngọt, mát, tốt cho những người mắc các bệnh về tim mạch hay huyết áp cao. Ngoài việc dùng lá để chế biến món ăn, bạn có thể ăn được cả hoa và toàn phần thân non của chúng bằng cách dùng để nấu canh, luộc hoặc xào. 

Cải ngồng sốt dầu hào.
Cải ngồng sốt dầu hào.

8. Cải rổ (cải làn)

Tên khoa học của cải rổ là Collard Greens. Đây là loại rau thân thảo, có màu xanh lục hoặc xanh thẫm và có họ hàng với các loại rau cải xoăn, bắp cải... Cải rổ được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giàu vitamin K và nhiều loại chất thiếu yếu cho cơ thể. Chúng cũng được biết đến là có khả năng giảm Cholesterol, ngăn ngừa ung thư hiệu quả nhất.

Cải rổ có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Cải rổ có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Ngày nay, cải rổ được đưa vào chế biến trong thực đơn hàng ngày. Bạn có thể chế biến chúng thành các món ngon như: cải rổ xào thịt bò, cải rổ xốt dầu hào...

Cải rổ xào thịt bò.
Cải rổ xào thịt bò.

9. Cải cúc (tần ô, rau cúc, đồng cao, xuân cúc)

Rau cải cúc có màu xanh đậm, lá ôm vào thân và xẻ thành hình lông chim. Do dễ dàng thích nghi trên những nền đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất mùn, đất pha cát... nên cải cúc được trồng khá nhiều từ thành thị cho đến nông thôn. Thông thường, chỉ sau khoảng một tháng gieo trồng, bạn có thể thu hoạch chúng một cách dễ dàng. 

Cải cúc có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau.
Cải cúc có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau.

Ngoài ra, trong số 10 loại rau cải phổ biến nhất thì cải cúc được đánh giá là có nhiều tác dùng nhất. Chúng vừa là rau, vừa lá thuốc, có tính mát và giúp giải nhiệt, lưu thông khí huyết. Cải cúc chủ yếu được dùng để nấu canh với tôm sú, thịt băm hoặc có thể dùng để nhúng lẩu, làm gỏi và tần cùng thịt gà. 

Canh cải cúc nấu tôm thịt.
Canh cải cúc nấu tôm thịt.

10. Cải xoăn (cải Kale, cải Scots)

Mặc dù mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 2015 nhưng cải xoăn được khá nhiều người ưa chuộng. Chúng là loại cây ăn lá có thân thảo. Phần lá có dạng xoăn, màu tím hoặc màu xanh lục tùy theo từng loại. 

Cải Kale có lá xoăn.
Cải Kale có lá xoăn.

Cải xoăn được mệnh danh là "nữ hoàng rau xanh" nhờ chứa vitamin A, C và chất chống oxy hóa nhiều hơn so với những loại rau khác. Nếu là một người sống "healthy & balance" thì nhất định đừng bỏ qua món sinh tố hoặc salad cải xoăn. Chúng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình giảm cân đấy!

Sinh tố cải Kale dứa giúp giữ dáng, đẹp da.
Sinh tố cải Kale dứa giúp giữ dáng, đẹp da.

11. Cải xoong (cải xà lách xoong, xà lách xoong)

Cải xoong là loại thực vật thuộc họ cải, cùng họ hàng với rau tần và mù tạt. Chúng có thể sống dưới nước hoặc trên cạn, nhưng tốt nhất là môi trường nước có nồng độ kiềm nhẹ. Trung bình, thân cải xoong dài từ 10-40cm/ Nếu mọc hoang dã, chúng có thể cao đến 120cm. Thân cải xoong thường nổi trên mặt nước, lá kép có hình lông chim mọc so le nhau, mép lá nguyên hoặc hơi khía tai bèo. 

Cải xoong có thể trồng dưới nước hoặc trên cạn.
Cải xoong có thể trồng dưới nước hoặc trên cạn.

Mặc dù có vị hơi hăng nhưng cải xoong có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bạn có thể ăn như rau sống, làm gỏi nhưng phổ biến nhất là nấu canh cùng cà chua, xào với dầu hào hoặc nhúng lẩu. 

Canh cải xoong nấu nấm và thịt bằm.
Canh cải xoong nấu nấm và thịt bằm.
Đặc điểm và cách phân biệt vải thiều với các loại vải khác của Việt Nam Hướng dẫn cách phân biệt cá tươi, cá ươn đơn giản và hiệu quả 3 loại nước giải khát không cần đường vẫn ngon lại có lợi cho sức khỏe
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp

News feed

Recommend