Ngay từ thời điểm mở cửa phiên giao dịch ngày 28/1, hàng loạt nhà đầu tư đã bán tháo cố phiếu, tâm lý bán bằng mọi giá khiến đà giảm liên tục nới rộng, dẫn đến áp lực đè nặng lên sàn chứng khoán, kéo theo sự sụt giảm liên hoàn của hàng loạt mã cổ phiếu, ngay cả các cổ phiếu vốn hóa lớn như VRE, BVM, GVR... đều giảm về mức sàn. Một số mã cổ phiểu đáng chú ý khác như VCS, SHB, PNJ hay TPB giảm từ 6,2 đến 7,7%.
Sắc đỏ gần như che kín toàn bộ bảng giảo dịch, hiếm hoi lắm người ta mới thấy được khoảng 10 mã giữ được sắc xanh trên sàn HoSE như: VPS, LAF, LBM, SGT... Có thể nói, diễn biến thị trường sáng nay gần như đổ dốc theo phương thẳng đứng, đà giảm điểm mạnh lên theo từng phút từng giờ.
Tính đến 10 giờ sáng ngày 28/1, VN-Index đã giảm 1 mạch gần 63 điểm (tương đương với hơn 5,7%) về mốc 1.034,3 điểm. HNX-Index giảm 10,09 điểm (4,57%) xuống 210,7 điểm. UPCoM-Index giảm 3,05 điểm (-4,1%) xuống 71,41 điểm.
Số mã giảm hoàn toàn áp đảo mã tăng giá. Trong đó có tới 268 mã giảm sàn. Điều này khiến cho tâm lý nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoang mang cực độ bởi chỉ trong phút chốc đà rơi chóng vánh của thị trường đã cuốn sạch những thành quả đạt được nhiều ngày qua của họ. Đỉnh điểm là VN-Index hoàn toàn mất trắng kết quả đi lên trong vòng 1 tháng, kèm theo đó là sự thiệt hại nặng nề chưa từng có.
Theo nhiều chuyên gia chứng khoán, hành động bán tháo đợt này chủ yếu đến từ các nhà đầu tư F0 mới tham gia với tâm lý yếu. Cho dù họ có nỗ lực giữ cổ phiếu nhưng nếu đà giảm không dừng lại, cho đến khi vi phạm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu, công ty chứng khoán sẽ bán giải chấp để thu lại tiền. Chính vì thế họ sẽ hoảng loạn mà đẩy nhanh việc bán ra cổ phiếu mình đang nắm giữ. Việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường và nhóm chịu tác động nhất chính là các nhà đầu tư cá nhân sử dụng đòn bẩy vay margin.
Thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu các nhà đầu tư F0. Với đà đi lên những tháng qua, có nhiều người đầu tư một tháng có thể lời 100% và cho rằng kiếm tiền từ chứng khoán quá dễ. Nhưng thị trường gặp rủi ro và các nhà đầu tư F0 mất đi ngưỡng hỗ trợ đầu tiên trong ngắn hạn, họ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái mất kiểm soát, và nếu để mất ngưỡng hỗ trợ trung, dài hạn, rủi ro sẽ càng lớn hơn.
Thực tế đây không phải lần đầu tiên thị trường chứng khoán "sụt hố" khi xuất hiện nhưng thông tin tiêu cực liên quan đến dịch Covid-19. Nhưng khi thời điểm xảy ra đại dịch lại xảy ra trước thềm Tết Nguyên đán sẽ khiến tâm lý các nhà đầu tư có phần "yếu đuối" hơn, bởi áp lực cuối năm thường sẽ muốn thu về, không muốn gánh chịu rủi ro sang cả năm mới.
Bình luận