Có cần công chứng, chứng thực khi lập di chúc?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ ba, 13/07/2021 23:23 (GMT +7)
Nhiều người vẫn thắc mắc rằng, khi lập di chúc có cần phải công chứng, chứng thực hay không?
Hashtag #Kiến thức cần biết #NEWS #Nóng trên MXH

Khi lập di chúc, người lập có cần phải đem bản di chúc đi công chứng, chứng thực hay không? Bản di chúc không có dấu công chứng, chứng thực có hợp pháp hay có giá trị pháp lý hay không? Đó là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Bộ Luật Dân sự 2015 tại Điều 609 về Quyền thừa kế đã nêu rất cụ thể: Bất cứ cá nhân nào cũng đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; có quyền quyết định sẽ để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 624 về di chúc cũng đã nêu rõ, di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân của một ai đó, nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, thế nào là một bản di chúc hợp pháp thì mỗi người đều phải nắm rõ.

Có cần công chứng, chứng thực khi lập di chúc? - Ảnh minh họa
Có cần công chứng, chứng thực khi lập di chúc? - Ảnh minh họa

Điều 630 quy định về Di chúc hợp pháp như sau:

1. Di chúc được thừa nhận là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc viết di chúc khi bản thân còn minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không trái đạo đức xã hội; không vi phạm điều cấm của luật; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Nếu di chúc đó được lập bởi người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì sẽ phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc này.

3. Đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc trường hợp là người không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng thực hoặc công chứng.

4. Đối với di chúc bằng văn bản nhưng không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Có cần công chứng, chứng thực khi lập di chúc? - Ảnh 2

Trường hợp là người được thừa kế quyền sử dụng đất cần đáp ứng quy định Luật Đất Đai 2013. Theo đó, Luật Đất Đai 2013 tại Điều 167 có quy định cụ thể về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn quyền sử dụng đất.

3. Việc chứng thực hợp đồng, công chứng văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng đất sẽ được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

Như vậy, lập di chúc không nhất phải công chứng, chứng thực nếu người lập di chúc hoàn toàn khỏe mạnh, minh mẫn tỉnh táo tại thời điểm lập di chúc và tờ di chúc có nội dung không trái với đạo đức xã hội và không vi phạm pháp luật.

Cụ ông 88 tuổi viết di chúc để lại chục tỷ cho người bán hoa quả xa lạ Dù đã chia tay, cô gái vẫn lập di chúc để lại toàn bộ tiền cho mối tình đầu "Bao Thanh Thiên" Kim Siêu Quần di chúc hết tài sản cho vợ, kèm điều kiện bất ngờ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp