Một trường hợp cụ thể là ông Nguyễn Đức L. đã có vợ con nhưng chung sống với bà Nguyễn Thị V từ năm 1984, đến năm 1985 thì sinh ra ông Nguyễn Văn B.
Đến năm 1997, vợ ông L. chết thì bà V. và ông L. vẫn sống chung với nhau. Đến năm 2011, ông L. qua đời, lúc này, bà V. khởi kiện các con của ông L. yêu cầu chia tài sản chung, chia di sản thừa kế và tranh chấp quyền sử dụng đất.
Bởi bà V cho rằng lúc còn sống, ông L. và bà có tạo lập một mảnh đất tại khóm 3, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau, hiện, thuộc quyền quản lý của con ông L.
Đồng thời, bà V. cũng yêu cầu xem xét hôn nhân giữa bà và ông L. là hôn nhân thực tế vì ông bà đã sống chung với nhau hơn 30 năm. Riêng người con của ông L. và bà V. là ông B. thì yêu cầu được giải quyết chia thừa kế.
TAND huyện Năm Căn và TAND tỉnh Cà Mau đều nhận định rằng việc bà V. chung sống với ông L. không được xem là hôn nhân hợp pháp vì khi đó ông L. đã có vợ và có sáu người con, còn bà V. cũng có chồng có con và chưa ly hôn.
Hai cấp tòa đều bác bỏ các yêu cầu của bà V. Đồng thời tòa cũng bác yêu cầu được chia thừa kế của ông B.
Đến ngày 7/9/2020, VKSND Cấp cao tại TP.HCM kháng nghị, đề nghị hủy cả hai bản án này để giải quyết sơ thẩm lại. Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM sau đó đã mở phiên tòa giám đốc thẩm và chấp nhận kháng nghị này.
Theo Ủy ban Thẩm phán, tất cả các giấy tờ như học bạ, hộ khẩu, giấy khai sinh, sổ nhận bảo hiểm đều thể hiện ông B là con của ông L. Trên thực tế, trước khi chết, ông L. cũng có lập di chúc cho con là ông B một căn nhà tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn.
Tuy nhiên, trong quá trình tòa giải quyết vụ án, những người con của ông L. không thừa nhận ông B. là con của ông L. và yêu cầu giám định gen (ADN) đối với ông B. Tuy nhiên, ông B. lại không đồng ý giám định vì các giấy tờ đều thể hiện ông L. là cha của ông, việc này đối với ông là không cần thiết.
Nhưng trên thực tế, căn cứ pháp lý việc xác định ông B. có phải là con ruột của ông L. hay không là yếu tố tiên quyết để quyết định xem ông B. có được hưởng di sản của ông L. để lại hay không. Vì vậy, nếu con riêng muốn nhận được thừa kế si sản thì cần giám định gen (ADN) về huyết thống.
Trong trường hợp này, nếu có căn cứ xác định ông B là con ruột của ông L thì phải giải quyết chia thừa kế cho ông B.
Bình luận