Trời trở lạnh, người già rất dễ đột quỵ

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 11/12/2020 15:39 (GMT +7)
Bác sĩ khuyến cáo, người trung niên và cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột dễ dẫn đến đột quỵ.
Hashtag #Đột quỵ #Tẩy da chết #NEWS #Nóng trên MXH

Theo bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, người cao tuổi trong thời tiết lạnh dễ bị tổn thương mạch máu mão, cơ chế điều hòa tuần hoàn não cũng kém hơn bình thường dẫn đến dễ đột quỵ.

Đặc biệt là đối với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Bác sĩ cũng cho biết, theo thống kê sơ bộ, trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm.

Bác sĩ cho biết, khi trời lạnh người già rất dễ đột quỵ.
Bác sĩ cho biết, khi trời lạnh người già rất dễ đột quỵ.

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, không có dấu hiệu báo trước, ở giai đoạn sớm thường biểu hiện như xây xẩm chóng mặt, mặt lệch, đi không vững hay méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ...

Bác sĩ Thắng cũng cho biết, đột quỵ có hai dạng là đột quỵ do thiếu máu não (chiếm 80%) và vỡ mạch máu não.

Bệnh chủ yếu ở người già, thường gặp ở nam trên 55, nữ trên 50 tuổi, nhưng hiện nay độ tuổi đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. 

Đối với người trẻ thường do tâm lý chủ quan nên thường đến viện trong tình trạng bệnh đã nặng, thậm chỉ khó qua khỏi.

Bác sĩ Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ như người mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu...

Do đó, bác sĩ Anh khuyến cáo vào mùa đông nhất là những ngày lạnh giá, người trung niên và cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa bữa ăn, tăng nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt, hạn chế muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia...

Bác sĩ cũng khuyên, cần nằm lòng cách sơ cứu người bị đột quỵ ngay tại nhà, để phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cụ thể, bạn cần đặt người bị đột quỵ hoặc nghi bị đột quỵ bằng cách đặt nằm cao đầu, nằm nghiêng một bên nếu có nôn, rối loạn ý thức. Chú ý không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ loại thuốc gì, kể cả nước lọc và gọi ngay cấp cứu.

Bác sĩ Thắng cho biết: "Thời gian vàng để bệnh nhân nhồi máu não được tái thông mạch não bằng thuốc là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát. Bệnh nhân tắc mạch máu lớn có thể can thiệp trong 6 giờ kể từ khởi phát, nếu để muộn hơn thì nguy cơ di chứng nặng".

Theo thống kê tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được đưa đến viện cấp cứu trong giờ vàng rất thấp, cụ thể chỉ 1,5% năm 2016, 2,5% trong năm 2017 và năm 2018 là 3,5%, trong số gần 7.000 bệnh nhân được điều trị.

Nhiều người đột quỵ khi tập thể dục Chuyên gia khuyến cáo: Thực phẩm chức năng không thể thay thuốc ngừa đột quỵ Người có tiền sử đột quỵ như Chí Tài có nên leo cầu thang bộ?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp