Khi nào F0 khỏi bệnh phải đi khám hậu COVID-19 để tránh những biến chứng có thể xảy ra?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 18/02/2022 14:17 (GMT +7)
Mắc hậu Covid là các triệu chứng Covid kéo dài dù đã âm tính với virus SARS-CoV-2. Cụ thể người bệnh vẫn sẽ thấy mệt, ho, khó thở, rối loạn tiêu hóa...
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Thực tế cho thấy, nhiều người bệnh đã âm tính sau khi mắc Covid-19 vẫn có các biểu hiện như ho, khó thở, mất ngủ, rụng tóc… Chính vì thế có không ít người thắc mắc rằng đây có phải di chứng hậu Covid hay không. Liên quan đến vấn đề này, Vietnamnet dẫn lời Ths.BS Kiều Xuân Thy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 cho biết, nếu muốn biết tái nhiễm Covid hay không, người bệnh cần phải tiến hành xét nghiệm. Vì từ kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 mới có thể khẳng định tình trạng tái nhiễm ra sao.

Khi nào F0 khỏi bệnh phải đi khám hậu COVID-19 để tránh những biến chứng có thể xảy ra? - Ảnh Internet
Khi nào F0 khỏi bệnh phải đi khám hậu COVID-19 để tránh những biến chứng có thể xảy ra? - Ảnh Internet

>>> Xem thêm: Nam sinh Quảng Trị chế tạo thành công Robot lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 giá 20 triệu đồng

Chính vì thế với bất cứ ai đã từng là F0 thì việc kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 là cần thiết. Bởi như vậy sẽ giúp đánh giá sớm những biến chứng và đưa ra biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 - Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định, những người mắc bệnh nặng từng phải điều trị trong phòng hồi sức, người đã âm tính nCoV nhưng phải chuyển sang khu phục hồi chức năng điều trị tiếp chính là nhóm cần phải đi khám hậu COVID-19 sớm. Nguyên nhân là do nhóm này hầu hết họ đều sẽ bị di chứng hậu nhiễm. Hậu COVID-19 là người bệnh đang bị nhiễm trùng nặng.

Nhóm thứ 2 cần thăm khám hậu Covid-19 đó là những trường hợp F0 đã âm tính, đang vận động mà bị ngộp thở, tức ngực, khó thở, vận động kém đi... Bởi đây chính là những dấu hiệu đặc trưng của hậu nhiễm, dễ khiến người bệnh mắc phải 1 số căn bệnh khác không liên quan đến COVID-19 như hen, suyễn... và trường hợp này phải điều trị theo phác đồ.

Ảnh VOV
Ảnh VOV

Người có những dấu hiệu của rối loạn tâm thần như hoảng loạn, bế tắc cũng cần đi khám, dù có nhiều trường hợp không phải di chứng hậu nhiễm mà do bản thân đọc quá nhiều thông tin tiêu cực dẫn đến stress, nhạy cảm quá mức. Do đó bác sĩ Khang khuyến cáo nhóm này "Chỉ đi khám khi có các triệu chứng dai dẳng vài tuần, vài tháng".

Cùng quan điểm, bác sĩ Thy cũng khuyến cáo, người dân hãy đi khám hậu Covid-19 khi đã khỏi bệnh và phải có triệu chứng, đồng thời cũng nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần dù không bị hậu Covid-19.

Trẻ mắc COVID-19 sớm khỏi bệnh, diễn biến nhẹ, nhưng sau đó suy đa tạng và nhiều hệ lụy nguy hiểm Gỡ bỏ quy định xét nghiệm COVID-19 tại sân bay, giám sát chặt người nhập cảnh Hiệu quả của vaccine Covid mũi 3 giảm sau 4 tháng, có cần tiêm mũi 4 hay không?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp