Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu (Expedia) mới đây đã công bố, lỗ thủng tầng ozone lớn nhất nằm phía trên Nam Cực đã thu hẹp lại. Đây được xem là thông tin tích cực trong những ngày cuối cùng của năm 2021.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, vào đầu tháng 10 vừa qua lỗ thủng tầng ozone này đã đạt kích thước lớn nhất. Điều này đã khiến một diện tích lớn hơn cả lục địa Nam Cực bị tác động trực tiếp nguyên nhân là do ảnh hưởng bức xạ cực tím của Mặt trời.
Nguyên nhân chính khiến tầng ozone suy giảm đến mức báo động là do sự giải phóng quá mức các chất clo và brom từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tạo nên.
>>> Xem thêm: Hà Nội không bắn pháo hoa, không tổ chức hoạt động chào đón năm mới ngoài trời
Một lỗ thủng tầng ozone lớn như vậy, đã khiến những quốc gia ở Nam bán cầu như New Zealand vào những tháng mùa hè phải đưa ra cảnh báo tia cực tím.
Theo đó, tầng ozone là một phần của bầu khí quyển trái đất với mục đích giúp che chắn hành tinh khỏi bức xạ cực tím. Ở Bắc Cực, vào cuối tháng 3 vừa qua lần đầu tiên phát hiện ra lỗ thủng tầng ozone, trong điều kiện gió bất thường khiến không khí lạnh kéo dài trong vài tuần liên tiếp.
Những cơn gió này được gọi là “cơn lốc cực”, vì nó tạo ra một luồng không khí lạnh hình tròn khiến hình thành nhiều đám mây trên cao trong khu vực. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết, các đám mây này sẽ trộn lẫn với các chất ô nhiễm nhân tạo và dần ăn mòn khí ozone xung quanh và tạo nên một lỗ lớn gấp ba lần kích thước của Greenland trong bầu khí quyển.
Các nhà nghiên cứu ESA cũng cho biết, vào mỗi mùa thu ở Nam Cực lỗ thủng tầng ozone thường lớn nhất, trong khi đó, ở Bắc Cực ít có các điều kiện cho phép lỗ này hình thành.
Bình luận