'"Mặt Trời nhân tạo" của Trung Quốc chính thức chạy thử

Thu Trần Đăng lúc: Thứ hai, 07/12/2020 17:48 (GMT +7)
Lò phản ứng nhiệt hạch hay còn gọi là "Mặt trời nhân tạo" của Trung Quốc có thể đạt tới nhiệt độ hoạt động cao gấp 10 lần nhiệt độ của Mặt Trời thật.

Trung Quốc vừa bắt đầu chạy thử dự án lò phản ứng nhiệt hạch HL-2M. Được biết, đây là lò phản ứng dựa trên nguyên lý giống như phần lõi của Mặt Trời. Đây sẽ là cổ máy hi vọng tìm kiếm nguồn năng lượng mới của giới khoa học.

Theo công bố của Công ty nguyên tử quốc gia Trung Quốc (CNNC), HL-2M có thể hoạt động ở nhiệt độ 150 triệu độ C, cao gần gấp 3 so với phiên bản trước đó là HL-2A và gấp 10 lần nhiệt độ bên trong lõi Mặt Trời. Đây cũng là mức nhiệt độ hoạt động của một dự án "Mặt Trời nhân tạo" khác là ITER, hiện cỗ máy đang được lắp ráp ở Pháp.

''Mặt Trời nhân tạo' của Trung Quốc chính thức chạy thử - Ảnh 1

Cụ thể, lò phản ứng này sử dụng thiết kế "bánh vòng" tokamak, được các nhà vật lý Liên Xô đề xuất vào thập niên 1950. Nó sẽ sử dụng từ trường cực mạnh để tạo áp suất, ép hỗn hợp vật chất ion hóa (plasma) bên trong lòng của lò. Đến khi nhiệt độ và áp suất đủ lớn, các hạt nhân bên trong plasma sẽ bị ép vào với nhau để hình thành hạt nhân mới, đồng thời phóng thích neutron và năng lượng. Và nguồn năng lượng này sẽ làm nóng bề ngoài của phần lồng, nhiệt độ này chính là năng lượng thu được.

Ông Xu Min - Giám đốc viện nghiên cứu về nhiệt hạch của CNNC nói với Xinhua rằng HL-2M là Mặt Trời nhân tạo có thông số tốt nhất của Trung Quốc. Ông cũng cho biết thêm thời gian giam hãm năng lượng của HL-2M đạt mức vài trăm mili giây, trong khi các thiết kế trên thế giới hiện cũng đạt mức dưới 1 giây.

''Mặt Trời nhân tạo' của Trung Quốc chính thức chạy thử - Ảnh 2

Được biết, mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra bản thử nghiệm của lò phản ứng nhiệt hạch hoàn chỉnh vào năm sau, đưa ra bản thiết kế công nghiệp vào năm 2035 và bắt đầu khai thác thương mại từ năm 2050.

Tuy nhiên, đến nay, các dự án phản ứng nhiệt hạch vẫn chỉ ở mức thử nghiệm. Vì để tạo được một lượng năng lượng nhất định từ lò phản ứng nhiệt hạch, con người đang phải tiêu tốn nhiều hơn số đó để tạo môi trường và các chất hóa học phù hợp.

Cụ thể, để có được tritium, người ta có thể phải thực hiện một phản ứng phụ sau quá trình hợp hạch, hay khai thác từ nước chứa nhiều deuterium. Tuy nhiên các hình thức này đều rất tốn kém.

Khẩn trương tìm người đàn ông trở về từ Trung Quốc trốn khỏi khu cách ly Cao Bằng: Cách ly 22 người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam Hé lộ hồ sơ mật "tố cáo" sự thật về những ngày đầu bùng dịch tại Trung Quốc TP.HCM: Phát hiện 2 container găng tay y tế bẩn nhập từ Trung Quốc Trung Quốc đăng ký chứng chỉ thành công cho món ăn giống kim chi của Hàn Điểm danh 4 thần tượng Trung Quốc hủy hoại sự nghiệp vì bê bối đời tư
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp