Củ niễng có gì mà " hội yêu bếp" săn lùng đến vậy?

Rin Chen Đăng lúc: Thứ tư, 04/11/2020 10:34 (GMT +7)
Rộ lên từ đầu tháng 11 và kéo dài 1 tháng, củ niễng nhanh chóng trở thành một "đặc sản" được chị em ráo riết tìm mua để chế biến nhiều món ăn ngon và lạ.
Hashtag #Món ăn mùa đông #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Củ niễng là gì?

Dải đất hình chữ S có nhiều món ngon nhưng thời gian lại rất ngắn ngủi. Củ niễng của là một đặc sản như thế. Củ niễng vốn chỉ là một loại cây mọc hoang ở những vùng đầm nước hay góc ao, chúng có màu tím sẫm, thân khá to và chắc nịch, sau khi bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài thì bạn sẽ dần dần thấy được lớp bên trong màu trắng xanh khá đẹp mắt.

Củ niễng tươi dễ bị nhầm là củ sả.
Củ niễng tươi dễ bị nhầm là củ sả.

Củ niễng mọc nhiều ở các vùng Nam Định, Thanh Hóa, tuy nhiên vài năm trở lại đây, củ niễng lại trở thành đặc sản được nhiều bà nội trợ săn đón. Mỗi năm chỉ có một mùa củ niễng. Củ niễng rộ lên từ đầu tháng 11 và kéo dài 1 tháng nên thường khi củ niễng bắt đầu xuất hiện, hội chị em “yêu bếp nghiện nhà” đã săn đón mua loại củ này về chế biến món ăn.

Củ niễng, đặc sản gọi mùa đông

Thoạt nhìn, có thể nhiều người sẽ bị nhầm lần củ niễng với củ sả vì chúng có hình dáng khá giống nhau, thế nhưng nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy củ niễng có kích cỡ to gấp 3-4 lần củ sả. Khi đã bóc hết lớp vỏ xốp bên ngoài, bạn sẽ có trong tay “thành phẩm” là phần ruột trắng muốt bên trong. Loại củ này có vị khá lạ miệng, và đặc biệt, mỗi năm mùa củ niễng chỉ kéo dài một tháng, vì vậy nếu như bỏ lỡ cơ hội thưởng thức nó, bạn sẽ phải chờ cả một năm dài để đón mùa củ niễng tiếp theo.

Củ niễng sau khi được sơ chế cẩn thận. Ảnh: Trần Thu.
Củ niễng sau khi được sơ chế cẩn thận. Ảnh: Trần Thu.

Nếu như củ niễng non khiến bạn “nghiện” vì khi ăn vào có vị ngon ngọt thì củ niễng già lại khiến bạn “không thể quên” nhờ vào vị bùi bùi của mình. Niễng sau khi bóc lớp vỏ bên ngoài thì sẽ có màu trắng mướt khá đẹp mắt, còn củ niễng già khi thái ra bên trong sẽ có những chấm đen li ti.

Khi cho củ niễng đã chế biến vào miệng, bạn sẽ cảm nhận ngay được vị giòn giòn, ngọt ngọt đặc trưng của nó. Càng nhai thì cái vị bùi bùi đọng lại ở đầu lưỡi sẽ khiến bạn mê mẩn không quên. Củ niễng sau khi được sơ chế và rửa sạch sẽ được đem đi xào cùng một số nguyên liệu khác như: thịt bò, trứng, rươi, tôm hẹ… hay thậm chí chỉ xào không cùng một chút gia vị.

Củ niễng xào trứng. Ảnh: Trần Thu.
Củ niễng xào trứng. Ảnh: Trần Thu.
Củ niễng xào bò.
Củ niễng xào bò.

Củ niễng xào thực sự xứng đáng là món mĩ vị. Niễng giòn, xốp, mềm, ngọt, thấm vị, lại thêm thịt, trứng đưa đẩy thì có khi bữa cơm chỉ cần độc một món cũng đủ để các chị em tạm quên khẩu hiệu "giảm cân" mà ăn liền 2, 3 bát cơm.

Vậy đấy, dù không phải là thứ thực phẩm “cao lương mỹ vị” hay quá đắt tiền, thế nhưng thứ đặc sản quê này lại dễ dàng khiến mâm cơm của bạn thêm phần phong phú hơn, và đặc biệt có thể khiến bạn “mê mẩn không quên” sau khi thưởng thức đó. Ngoài ra, củ niễng còn được biết tới như một vị thuốc  thường được sử dụng để giải khát, lợi tiểu hay kích thích tiêu hoá…

Một số món ăn ngon làm từ củ niễng

Củ niễng xào thịt bò

Củ niễng xào rươi

Củ niễng xào trứng

 

Mùa thu Hà Nội có gì mà khiến người ta thương nhớ đến vậy? Mùa đông Hà Nội ấm áp với 5 quán bánh trôi tàu ngon nổi tiếng Ăn bánh Trung thu, uống trà - cặp đôi hoàn hảo của mùa Đoàn viên
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp