Ngày 7/1 vừa qua, ca phẫu thuật kéo dài 7 giờ tại Baltimore, Mỹ đã sử dụng quả tim từ một con lợn để cấy ghép cho bệnh nhân David Bennett (57 tuổi). Được biết, quả tim này được lấy từ một con lợn đã được biến đổi gen nhằm hạn chế khả năng bị đào thải trong cơ thể người.
Người thực hiện ca phẫu thuật là Giám đốc chương trình cấy ghép tim tại trung tâm y tế này Bác sỹ Bartley Griffith cho biết: "Tim đập và có mạch, có áp lực như thể tim của chính ông ấy. Trái tim đang hoạt động bình thường. Chúng tôi rất vui mừng nhưng cũng chưa biết tình hình sau đó sẽ thế nào. Đây là điều chưa từng có tiền lệ."
>>> Xem thêm: Căn cước công dân gắn chip sẽ thay thế giấy phép lái xe, ví điện tử, thẻ BHXH
Bệnh viện cho biết sau khi phẫu thuật, hiện bệnh nhân vẫn khỏe mạnh, tuy nhiên, để khẳng liệu ca phẫu thuật có thực sự hiệu quả hay không thì ở thời điểm này là còn quá sớm. Bệnh nhân được ghép tim bị mắc chứng suy tim và nhịp tim không đều. Và cá nhân ông vì không đủ điều kiện để cấy ghép tim người hay bơm tim nên đã chấp nhận thử nghiệm ghép tim lợn.
Sau phẫu thuật, đến 10/1, ông Bennett dù vẫn phải sử dụng thiết bị hỗ trợ nhưng đã có thể tự thở. Các bác sĩ cho biết, những tuần tới sẽ là giai đoạn quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân này. Theo đó, trước khi tiến hành phẫu thuật cho ông Bennett, trong 5 năm qua tiến sĩ Griffith đã tiến hành cấy ghép tim lợn cho khoảng 50 con khỉ đầu chó.
Hiện nay, trên thế giới các bệnh viện đều gặp tình trạng thiếu hụt người hiến tặng bộ phận cơ thể để cấy ghép. Do đó, các nhà khoa học trên thế giới và công ty công nghệ hiện đang nỗ lực tìm ra cách để sử dụng nội tạng động vật thay thế cho bộ phận của người. Quả tim được sử dụng cho ông David Bennett trong ca phẫu thuật lịch sử hôm 7/1 là do Revivicor - một công ty con của tập đoàn công nghệ sinh học United Therapeutics cung cấp.
Giám đốc y tế của Tổ chức Giám sát hệ thống cấy ghép quốc gia Mỹ (UNOS), Tiến sĩ David Klassen cho biết ca phẫu thuật ở Maryland chính là bước đầu tiên để đánh giá xem liệu phương pháp cấy ghép này có mang lại hiệu quả không.
Tại Mỹ tình trạng thiếu nội tạng hiến tặng dành cho phẫu thuật cấy ghép đang diễn ra, do đó các khoa học đang phải cố gắng tìm cách thay thế bằng nội tạng động vật. Nước này thực hiện hơn 3.800 ca phẫu thuật cấy ghép tim vào năm 2021. Hiện ở nước này đã có khoảng 6.000 bệnh nhân tử vong trước khi được cấy ghép trong khi đó, vẫn đang còn 110.000 người đang chờ để cấy ghép nội tạng.
Bình luận