Theo đó, đề xuất được Bộ LĐ-TB&XH xây dựng theo hướng trong tháng sẽ nâng giới hạn số giờ làm thêm đã được quy định tại Bộ luật Lao động, trên cơ sở người sử dụng lao động đã thỏa thuận với người lao động về việc làm thêm giờ mỗi tháng từ giới hạn 40 giờ lên 72 giờ.
Trong đề xuất, Bộ LĐ-TB&XH cũng nêu rõ trong 1 năm tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 300 giờ và không giới hạn ở nhóm ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp quy định tại Bộ luật Lao động.
>>> Xem thêm: Để nhận lương hưu cao nhất từ năm 2022, người lao động phải đóng BHXH bao nhiêu năm?
Về thời gian áp dụng, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sẽ áp dụng từ khi nghị quyết có hiệu lực đến thời điểm Nghị quyết số 30 (ngày 28 tháng 7 năm 2021) của Quốc hội hết hiệu lực.
Đối tượng áp dụng mà Bộ LĐ-TB&XH nêu trong đề xuất dự kiến là tất cả người sử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng áp dụng Bộ luật Lao động. Như vậy đối tượng trong đề xuất này mở rộng hơn so với Nghị quyết số 105/NQ-CP. Và đưa cả đối tượng người sử dụng lao động vào nhằm đảm bảo sự công bằng và phục hồi đồng bộ, đồng thời tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, cũng như chia sẻ giữa những doanh nghiệp bị hoặc không bị cách ly, phong tỏa.
Được biết, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng dự thảo Nghị quyết trên tinh thần đảm bảo các khâu như gửi lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các hội, đoàn thể có liên quan; tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện dự thảo theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời đề xuất cũng bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như về lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi...
Theo đó, Điều 107 Bộ luật Lao động quy định, về thời gian làm thêm trong tháng, người sử dụng lao động được phép thỏa thuận với người lao động nhưng yêu cầu không quá 40 giờ/tháng. Chỉ có một số ngành, nghề, công việc đặc thù như dệt may, da, giày, chế biến thủy hải sản ..., theo quy định mỗi năm được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ..
Tuy nhiên, thời gian qua do ảnh hưởng của đại dịch, dẫn tới sự thiếu hụt lao động, do đó một bộ phận lao động áp dụng "3 tại chỗ" có nhu cầu trong một tháng làm thêm quá 40 giờ nhằm bù cho lực lượng lao động thiếu hụt.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp và người lao động khi tổ chức sản xuất trở lại, cũng mong muốn được thỏa thuận làm thêm giờ, với nhu cầu làm thêm trên 40 giờ/tháng và từ trên 200 - 300 giờ/năm để phục hồi sản xuất, làm bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc, và mong muốn không bị giới hạn ở một số ngành nghề, công việc.
Bình luận