Mâm ngũ quả thắp hương bàn thờ ngày Tết của người miền Bắc gồm những gì?

Hồng Ngọc Đăng lúc: Chủ nhật, 07/02/2021 15:00 (GMT +7)
Trong bàn thờ ngày Tết của người Việt, mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu. Tùy vào từng miền mà việc lựa chọn và bày biện mâm ngũ quả sẽ khác nhau.
Hashtag #Tết Nhâm Dần #NEWS #Nóng trên MXH

Theo các chuyên gia phong thủy, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết mang một ý nghĩa sâu sắc. Đó là lễ vật dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu và ước mong một năm mới nhiều điều tốt lành trong gia đình.

Người phương Đông thường có quan niệm rằng, mâm ngũ quả cần có 5 loại quả tượng trưng cho 5 màu trong ngũ hành với mong ước được ngũ phúc: sống lâu, khỏe mạnh, bình yên, giàu có, sang trọng. Trong thuyết ngũ hành, màu trắng là Kim, xanh là Mộc, đen là Thủy, vàng là Thổ, đỏ là Hỏa. Mâm ngũ quả thường được trang trí theo 5 màu sắc đó để phối trí.

Mâm ngũ quả dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu và ước mong một năm mới nhiều điều tốt lành trong gia đình.
Mâm ngũ quả dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu và ước mong một năm mới nhiều điều tốt lành trong gia đình.

Ngày nay, hoa quả ngày càng nhiều, phong phú và đa dạng. Do đó, mâm ngũ quả cũng có thể có nhiều loại quả hơn. Mỗi loại quả mang một mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang đến một ý nghĩa nhất định. Cùng với quan niệm đó, những loại quả này sẽ mang đến tài lộc mà bạn nên bày trên bàn thời ngày Tết.

Chuối

Chuối là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả. Chuối cúng ngày Tết phải là nải chuối còn xanh, đây là màu tượng trưng cho hành Mộc. Loại quả này mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết mọi người với nhau. Trên thực tế, nải chuối cũng giúp bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.

Chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc.
Chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc.

Quả phật thủ

Phật thủ thường được đặt ở trung tâm và nơi cao nhất của mâm ngũ quả. Quan niệm xưa, quả phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm thanh khiết, đồng thời, có tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia đình.

Quả quất

Theo âm Hán, từ "quất" gần giống với âm của từ "cát", nghĩa là may mắn, hanh thông. Khi bày biện, quả quất ở mâm ngũ quả cóý nghĩa mang lại sự sung túc, dồi dào sức sống, ăn nên làm ra cho các thành viên trong gia đình.

Quả bưởi

Ấp ủ bên trong nải chuối xanh đó là quả bưởi vàng óng. Các bà, các mẹ sẽ thường chọn những quả bưởi tròn, đều và có da căng bóng, cành lá xanh tươi. Với ý nghĩa mong muốn một năm mới an khang, thịnh vượng. Quả bưởi căng tròn còn hứa hẹn một năm mới phúc lộc, viên mãn, cả nhà khỏe mạnh.

Bưởi để thắp hương bàn thờ ngày Tết phải là những quả căng tròn, cành lá còn tươi.
Bưởi để thắp hương bàn thờ ngày Tết phải là những quả căng tròn, cành lá còn tươi.

Quả xoài

Chỉ cần nghe tên gọi nhiều người đã hiểu được phần nào ý nghĩa sâu xa của loại quả này. Xoài đọc âm gần với "xài" mang ý chỉ cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cả năm luôn dư giả, không lo cái ăn cái mặc.

Quả thanh long

Do có màu đỏ hồng đẹp mắt nên thanh long được bày khéo léo cùng với chuối xanh, bưởi vàng tạo nên sự hài hòa, bắt mắt về màu sắc. Hơn thế, thanh long còn mang ý nghĩa thể hiện mong muốn phát tài, phát lộc cho gia chủ.

Thanh long có màu đỏ hồng đẹp, tạo sự hài hòa cho mâm ngũ quả.
Thanh long có màu đỏ hồng đẹp, tạo sự hài hòa cho mâm ngũ quả.

Quả sung

Bày quả sung trên mâm ngũ quả với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, sung mãn về sức khỏe cũng như tiền bạc.

Mâm ngũ quả của miền Bắc thường chú trọng vào các màu ngũ sắc.
Mâm ngũ quả của miền Bắc thường chú trọng vào các màu ngũ sắc.

Theo các chuyên gia phong thủy, tùy vào từng vùng miền và quan niệm văn hóa riêng mà việc bày biện mâm ngũ quả cũng khác nhau. Nếu miền Bắc, mâm ngũ quả thường có bưởi, chuối, quất, thanh long và chú trọng ngũ sắc thì miền Nam lại coi trọng ý nghĩa của các loại quả. Nó thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên. 5 loại quả người miền Nam hay chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài bởi khi đọc chệch đi thì sẽ tạo ra ý nghĩa là "Cầu vừa đủ xài sung" hay "Cầu sung vừa đủ xài".

Còn mâm ngũ quả của miền Nam lại chú trọng về ý nghĩa của các loại quả hơn.
Còn mâm ngũ quả của miền Nam lại chú trọng về ý nghĩa của các loại quả hơn.

Trong mâm ngũ quả miền Nam không bao giờ xuất hiện nải chuối và cam bởi câu nói "Quýt làm cam chịu". Còn mâm ngũ quả miền Trung lại có nét tinh tế riêng nhưng vẫn phải có nải chuối ngự quả nhỏ mà thơm.

Khi bày biện mâm ngũ quả ngày Tết sao cho đẹp, mọi người cần lưu ý chỉ dùng khăn ẩm lau sạch sẽ các loại quả. Tránh rửa hoa quả vì sẽ khiến mâm ngũ quả nhanh ủng, thối do để lâu ngày trên bàn thờ.

Khi chọn quả cũng nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá. Chuối phải là chuối xanh để đủ cứng, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ hành và tránh khi trưng không bị gẫy, thâm cho chín.

Ngày Tết uống rượu bia thế nào để không gây hại cho sức khỏe? Mách chị em cách muối dưa hành ngày Tết, ăn ngon mà không hăng Khác biệt thú vị giữa mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Nguồn gốc và ý nghĩa của tục đốt pháo ngày Tết
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp