Hà Nội: Người phụ nữ suýt tử vong chỉ vì một vết ong đốt

Thục Quyên Đăng lúc: Thứ hai, 07/12/2020 15:25 (GMT +7)
Mới đây, một phụ nữ trung niên phải cấp cứu và rơi vào tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân là từ một vết côn trùng đốt trên da.

Mới đây, bệnh viện Trung ương quân đội 108 vừa tiếp nhận một ca cấp cứu ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân là bà N.C, 60 tuổi, hiện ngụ tại Hà Nội.

Cụ thể, lúc ở nhà, bà N.C đột ngột choáng váng, cơ thể tím tái, mệt lả và dần mất ý thức, người nhà thấy thế vội gọi cấp cứu. Sau khi hồi phục tuần hoàn và duy trì thuốc vận mạch liều trung bình. Các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến nhồi máu cơ tim cấp nên được chuyển đến điều trị tại Khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 

Vết ong đốt khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch.
Vết ong đốt khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch.

Tình trạng bệnh nhân lúc này hơi nhận thức được nhưng rất lơ mơ và chậm, không tiếp xúc được, huyết áp thấp, vận mạch ngày càng tăng liều lên. Sau khi siêu âm một lần nữa, các bác sĩ nhận định bệnh nhận đang bị phản vệ nguy kịch do một loại độc chất hoặc ăn phải thứ gì đó, triệu chứng của phản vệ nguy kịch là phù nề mí mắt và vùng mặt, xung huyết da toàn thân, có biểu hiện khó thở rít vùng họng.

Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ đã cấp cứu bằng cách hồi sức dịch khối lượng lớn và dùng các thuốc vận mạch. Rất may bệnh nhân dần hồi phục vài giờ sau đó, các thuốc vận mạch cũng được giảm liều. 

Sau khi hoàn toàn tỉnh táo, bệnh nhân cho biết trước khi hôn mê, bà bị một con ong đốt vào đùi rất đau, khoảng 10 phút sau, bệnh nhân rơi vào trạng thái choáng váng và dần mất ý thức. 

Bệnh nhân được chẩn đoán bị phản vệ nguy kịch do độc tố của côn trùng gây ra.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị phản vệ nguy kịch do độc tố của côn trùng gây ra.

TS. BS Đặng Việt Đức, khoa Hồi sức tim mạch, Viện tim mạch, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, trường hợp của bệnh nhân N.C, nếu cấp cứu theo hướng ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp như chẩn đoán ban đầu, tình trạng của bệnh nhân chắc chắn sẽ trở nên nặng nề hơn. Lý do là tình trạng phản vệ nguy kịch càng kéo dài thì tình trạng thoát mạch càng tăng, tiên lượng hồi phục ngày càng kém, bệnh nhân dễ nhanh chóng suy đa tạng, thậm chí dẫn đến tử vong. 

Hiện tại, bệnh nhân N.C đã có thể xuất viện sau 3 ngày điều trị. Ca cấp cứu này là minh chứng cho sự đa dạng trong nguyên nhân, cũng như chuẩn đoán của phản vệ nguy kịch.

Ấn Độ: Xuất hiện căn bệnh bí ẩn khiến 300 người nhập viện 153 người nhập viện do ăn xôi của đoàn từ thiện: Xôi được nấu từ ngày hôm trước Quảng Bình: Trưởng thôn đánh dân nhập viện vì mâu thuẫn kê khai thiệt hại Hà Tĩnh: Cả gia đình 4 người nhập viện do ngộ độc khí than
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp