Để con tự do phát triển, thích làm gì thì làm là hại con

An Diệp Phi Đăng lúc: Thứ năm, 10/12/2020 16:40 (GMT +7)
Theo Stephen Glicksman, PGS tâm lý tại Đại học Yeshiva (Mỹ), nuôi dạy con cái theo cách để con tự do làm và tự chịu trách nhiệm sẽ để lại hậu quả tai hại.

Một bài viết trao đổi về cách nuôi dạy con tự do trên báo Vnexpress đã thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả, trong đó có nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Hầu hết các ý kiến chia sẻ về cách nuôi dạy con của mình đều tán đồng ý kiến của PGS tâm lý Stephen Glicksman của Đại học Yeshiva (Mỹ) khi khẳng định: Nếu chúng ta nuôi dạy con trẻ mà quá dễ dãi, để mặc con thích làm gì thì làm, ít kỷ luật, ranh giới là đang làm hại con.

Các cụ nhà ta từ xưa đã truyền lại: 'Dạy con từ thuở còn thơ...'
Các cụ nhà ta từ xưa đã truyền lại: "Dạy con từ thuở còn thơ..."

Cho con thoải mái nhưng không được quá dễ dãi

Stephen Glicksman cho rằng: trong nuôi dạy con, điều quan trọng là phải "cho phép" con được lựa chọn, vạch ra con đường để con tự học hỏi từ những sai lầm. Tuy nhiên các bậc cha mẹ dễ dãi bắt con "chịu trách nhiệm" về sự phát triển của chính mình mà không tạo lập bất cứ cơ sở an toàn nào cho con bắt đầu hoặc trở về khi chúng cần hỗ trợ là không ổn.

Các bậc cha mẹ không cần tỏ ra bề ngoài về mối quan hệ tốt với con cái theo kiểu chiều theo mọi ý muốn của con. Nói cách khác, nhiều bậc cha mẹ cho rằng khi tỏ ra dễ dãi với trẻ là thể hiện sự ấm áp, tình thương yêu và thấu hiểu với con trẻ. Nhưng đây là cách biến những đứa trẻ trở thành “gà cưng”, chúng có thể cảm thấy sung sướng khi còn nhỏ nhưng trở nên thụ động, bị phụ thuộc và thiếu các kỹ năng xã hội khi lớn lên. Những bậc cha mẹ không nên để con cái tự do quá mức càng không thể dễ dãi mặc kệ con. 

Chia sẻ về điều này, tài khoản Tuan Kiet bày tỏ bức xúc khi đồng quan điểm với bài viết và cho biết một thực trạng chưa hay ở nước ta: Ở Việt Nam ta luôn có câu cửa miệng: “Trẻ con có biết gì đâu” để che đậy cho việc các em đánh nhau ở trường, cãi hỗn với thầy cô, đòi hỏi cha mẹ và cứ thế lớn lên cướp của giết người mới gọi là biết".

Tài khoản Ngoccanh cũng cho hay: “Tôi có vợ chồng người bạn cũng có triết lý nuôi dạy trẻ theo hướng cho trẻ tự do: tự do làm điều trẻ muốn, tự do phản biện… ôi thôi đủ cả. Lợi đâu chưa thấy nhưng thấy từ cách dạy này là bé hỗn vô cùng. Cãi nhem nhẻm ba mẹ, từ chối thực hiện các yêu cầu của người lớn trong gia đình như: chào cô chú bạn của ba mẹ chỉ vì đơn giản là bé không thích”.

Luôn ân cần dõi theo con nhưng cần nghiêm khắc trong việc chỉ dạy cho con những kiến thức cơ bản trong đời sống ngay từ khi còn nhỏ
Luôn ân cần dõi theo con nhưng cần nghiêm khắc trong việc chỉ dạy cho con những kiến thức cơ bản trong đời sống ngay từ khi còn nhỏ

Tài khoản BTH bày tỏ sự bối rối trước hàng loạt những gợi ý trong cách nuôi dạy con hiện nay: “Xã hội càng phát triển thì càng nhiều quy tắc dạy con, nào là không được đe dọa hãy để con làm điều mình thích, hãy làm bạn với con chỗ thì khuyên phải hướng dẫn con làm việc có nguyên tắc, phải dạy con phân biệt cao thấp… Thật tình không biết phải nuôi con theo cách nào”.

Theo PGS Stephen Glicksman thì các bậc cha mẹ không nhất thiết lúc nào cũng là “bạn” với con mà cần thể hiện vai trò của mình, thậm chí hãy thưởng phạt phân minh để khích lệ và đưa con vào nguyên tắc: “Bạn bày tỏ tình yêu thương bằng cách tôn trọng sở thích và ý kiến của con nhưng cũng cần ranh giới rõ ràng thì sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn về lâu dài”.

Rất nhiều bậc cha mẹ tán đồng với ý kiến trên và cho biết: đối với trẻ, cần quan tâm, chăm sóc để nhận ra những điểm mạnh giúp bé phát huy, thấy điểm chưa tốt để uốn nắn, rèn rũa. Bên cạnh việc cho bé thoải mái bày tỏ ý kiến thì cần phải chỉ dạy cho bé cách thể hiện và hướng đạo cho bé vào những nguyên tắc cơ bản như: cần phải có trách nhiệm với bản thân, thể hiện sự yêu thương, quan tâm tới mọi người, sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, học và làm bài đầy đủ…

Dạy trẻ không bao giờ là muộn

Theo các chuyên gia, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thiết lập ranh giới và đặt kỳ vọng với con. Có ba cách giúp bạn “thiết lập lại” mối quan hệ cha mẹ - con cái một cách đạt hiệu quả tốt nếu bạn đã để mất một khoảng thời gian cho những cảm giác bất ổn.

Nuôi dạy trẻ không bao giờ là quá muộn nhưng bạn hãy thực hiện ngay việc dạy bảo bé khi cảm thấy bất ổn
Nuôi dạy trẻ không bao giờ là quá muộn nhưng bạn hãy thực hiện ngay việc dạy bảo bé khi cảm thấy bất ổn

Hãy bắt đầu bằng cách nói "có" và "không" thường xuyên hơn, đồng thời giải thích lý do tại sao bạn nói vậy với con ứng với từng tình huống cụ thể. "Mục tiêu là nói 'có' đủ thường xuyên để con học được một khi bạn nói 'không' là chính đáng", Glicksman bật mí.

Sau đó, lên danh sách công việc và thời gian biểu cho từng em bé theo độ tuổi, ví dụ: quét nhà, rửa cốc chén, gấp quần áo vào những thời điểm nào trong ngày.

Bắt đầu chú ý tới con nhiều hơn và học cách nói “Không!” hiệu quả và thuyết phục đối với bé. Glicksman cho rằng việc từ chối hay không đồng ý với những em bé chưa từng có ranh giới không phải là đơn giản và khá khó khăn, chúng ta cần phải kiên trì để giúp các con điều chỉnh. Bởi chúng sẽ phản ứng, nhưng nếu đạt hiệu quả thì về lâu dài sẽ tốt hơn cho cả cha mẹ và con cái.

Hà Nội: Xôn xao bữa ăn bán trú toàn tôm cua và gà tây bày la liệt trên bàn Rộ nghi vấn Hà Tăng đang mang thai lần 3 vì điều này 10 dấu hiệu ung thư máu ở trẻ nhỏ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp