Theo SCMP, mới đây một nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo nồng độ nCoV trong não của những con chuột bị nhiễm bệnh nặng. Kết quả cho thấy nồng độ virus ở não cao hơn 1.000 lần so với ở các cơ quan khác. Ngay sau đó, họ cũng đã công bố kết quả nghiên cứu được trên tạp chí Viruses.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm lượng nCoV trong não cũng tăng lên sau 5-6 ngày nhiễm bệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng như khó thở, choáng váng, suy nhược sau vài ngày mắc bệnh.
Trước đây, hiện tượng nCoV tấn công và tác động lên não và hệ thần kinh đã từng được ghi nhận. Cũng từ đó mà các nhà khoa học phỏng đoán việc virus tập trung nhiều ở não có thể là nguyên nhân gây ra các di chứng cho hệ thần kinh trong thời gian dài dù đã bệnh nhân đã hồi phục.
Mukesh Kumar - Trưởng nhóm nghiên cứu - phân tích rõ rằng việc virus thích ẩn náu trong não bệnh nhân sẽ khiến cho chúng ta phải đối mặt với một căn bệnh nghiêm trọng, kèm các triệu chứng liên quan đến não nhiều hơn là phổi như đau tim, đột quỵ, mất khứu giác, mất vị giác.
Điều này cũng làm sáng tỏ lý do có những bệnh nhân nhìn khỏe hơn và phổi bắt đầu hoạt động trở lại bỗng đột ngột trở nặng. Việc virus xâm nhập vào não nói chung có thể gây ra tình trạng viêm âm ỉ khắp cơ thể và nCoV cũng không phải là ngoại lệ.
Kumar nói thêm rằng nếu xem đây là một căn bệnh về đường hô hấp thì nó không đúng. Bởi một khi nCoV xâm nhập vào não, nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ cơ quan nào vì não chi phối phổi, tim... Bởi bộ não là một cơ quan rất nhạy cảm, là trung tâm xử lý của cơ thể.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán vào cuối tháng 12/2019 đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 105 triệu người nhiễm nCoV, hơn 2,2 triệu người tử vong. Trong quá trình lây truyền, nCoV lại xuất hiện thêm nhiều biến thể. Trong đó, biến thể được phát hiện tại Anh B.1.1.7 được giới khoa học dự báo là sẽ khiến đại dịch tồi tệ hơn với khả năng lây truyền cao hơn 50-70%, làm tăng tỷ lệ tử vong. Biến thể này cũng là nguyên nhân lây lan tại ổ dịch ở tỉnh Hải Dương.
Bình luận