Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là tháng bắt đầu chuẩn bị một mùa vụ mới của những người nông dân. Do đó với người Việt, trước khi xuống đồng, người dân thường làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chính vì vậy, với người Việt, Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng Âm lịch) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không khác gì ngày Tết Nguyên đán và từ xưa mọi người luôn quan niệm rằng “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
>>> Xem thêm: Người dân nên đi đổi CCCD gắn chip ngay trong năm 2022 để tránh mất tiền
Năm nay ngày Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 3, ngày 15/2/2022 dương lịch, là ngày Kỷ Hợi, ngũ hành Mộc, sao Vĩ, lục nhân Tốc hỷ.
Các chuyên gia phong thủy cho biết, đây là ngày đẹp, phù hợp nhất để tiến hành nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Trong đó có 3 khung giờ đẹp để cúng Rằm tháng Giêng đó là
- Giờ Thìn tức từ 7h-9h, giờ hoàng đạo Tư Mệnh;
- Giờ Ngọ tức từ 11h-13h, giờ hoàng đạo Thanh Long;
- Giờ Mùi tức từ 13h-15h, giờ hoàng đạo Minh Đường.
Bên cạnh đó các chuyên gia cũng cho biết bạn có thể Cúng Rằm tháng Giêng 2022 vào ngày 14 âm lịch. Nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo, thời gian tiến hành lễ cúng nên diễn ra trong khoảng thời gian từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19 giờ ngày 15/1 âm lịch. Ngoài 2 ngày này, không nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày khác.
Vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch, khung giờ đẹp để làm lễ đó là
- Giờ Thìn tức từ 7h-9h
- Giờ Tị tức từ 9h-11h
- Giờ Thân từ 15h-17h
- Giờ Dậu từ 17h-19h
Theo các chuyên gia, cúng Rằm tháng Giêng nên dựa vào điều kiện kinh tế của gia đình, chú trọng yếu tố thành tâm, trang nghiêm. Trong đó tùy gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay để dâng Phật và gia tiên.
Mâm lễ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món thường là bát canh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc cùng với đĩa thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm. Cùng với đó là hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu
Đặc biệt vào ngày này nhiều gia đình thường có bánh trôi (chè trôi nước) với mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Mâm cỗ chay của người Việt thường bao gồm hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh chay, bánh trôi nước...
Bình luận