Tập đoàn "siêu nợ" Evergrande ôm các khoản vay 300 tỷ USD và nguy cơ vỡ nợ

Alex Đăng lúc: Thứ ba, 14/09/2021 11:09 (GMT +7)
Khi thời đỉnh cao của Evergrande - tập đoàn môi giới đầu tư BĐS đi qua và chỉ còn lại khoản nợ khổng lồ 300 tỷ USD. Nền kinh tế Trung Quốc thực sự "giật mình".

Khi tỷ phú Hứa Gia Ấn sáng lập nên Evergrande, nhiều người chẳng hề nghĩ đến viễn cảnh một ngày siêu công ty phát triển như vũ bão này rơi vào tình cảnh như hiện tại. Thế nhưng, giống như bao lời cảnh báo về việc một công ty phát triển "quá nóng" rồi sa lầy trong các vấn đề không thể giải quyết, khiến chính phủ Trung Quốc "sống trong sợ hãi" về những hệ quả nếu các công ty đó sụp đổ vẫn cứ hiển hiện.

Nhiều tháng qua, Evergrande chính là nhà phát triển BĐS nhận "danh hiệu" không mấy vui vẻ: Công ty BĐS mắc nợ nhiều nhất thế giới. Bất chấp họ đã liên tiếp nhận được sự hỗ trợ. Thế nhưng, trong những tuần gần đây, liên tiếp những tín hiệu không tốt đã làm nguy cơ về sự sụp đổ một lần nữa quay lại với Evergrande.

Tập đoàn 'siêu nợ'  Evergrande ôm các khoản vay 300 tỷ USD và nguy cơ vỡ nợ - Ảnh 1

"Evergrande vỡ nợ là điều có thể xảy ra", Fitch Ratings nhận định. Còn Moody’s cho biết, Evergrande đã cạn cả tiền lẫn thời gian. Tổng khoản nợ của công ty này đã lên tới con số 300 tỷ USD, hàng trăm dự án dang dở trong khi các nhà cung cấp và nhà thầu đóng cửa các công trường xây dựng. Bản thân Evergrande cũng bắt đầu thanh toán trái phiếu quá hạn dựa vào những khu BĐS đang có, cho dù chúng chưa được hoàn thiện.

Bắc Kinh từng cho phép các nhà quản lý của chính phủ cam kết thực hiện việc "loại bỏ và gạn lọc" những doanh nghiệp yếu kém, thế nhưng, liệu họ có thực sự dám "xuống tay" với một "quả bom nợ" khổng lồ như Evergrande hay không?.

Evergrande đã từng mạnh tới cỡ nào?

Nhà sáng lập Hứa Gia Ấn thành lập nên Evergrande vào năm 1996 và chính công ty này đã thúc đẩy sự bùng nổ của lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc trong suốt thời kỳ cuối thập niên 90 và đầu 2000. Với các chiến lược chưa từng có trước đó như đưa 3/4 số hộ gia đình vào diện BĐS nhà ở, tích cực đô thị hóa các vùng nông thôn và liên tiếp mở rộng "địa bàn" ra mọi miền trên đất Trung Quốc. Evergrande thực sự đã trở thành "trung tâm" quyền lực trong chiến lược phát triển kinh tế thần tốc của Trung Quốc, vốn lấy thị trường bất động sản để làm căn bản.

Nhà sáng lập, tỷ phú Hứa Gia Ấn cũng có mối quan hệ thân thiết với nhiều chính trị gia và doanh nhân nổi tiếng. Đây cũng là nguồn tiền tưởng như "vô hạn" giúp Evergrande vay một cách dễ dàng nhằm phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới.

Tỷ phú Hứa Gia Ấn.
Tỷ phú Hứa Gia Ấn.

Ở thời kỳ đỉnh cao những năm 2010s, Evergrande còn lấn sân sang thị trường đồ uống, chăn nuôi, ô tô điện hay thậm chí, sở hữu cả một đội bóng đá chuyên nghiệp xuất sắc nhất Trung Quốc. Thế nhưng hiện tại Evergrande lại là "nỗi kinh hoàng" với các ngân hàng Trung Quốc với khối nợ khổng lồ sau khi hầu hết các lĩnh vực họ phát triển đều "vỡ vụn".

Trong những năm gần đây, tập đoàn này liên tiếp gặp phải các vụ kiện từ những người mua nhà, chủ yếu là các căn chung cư chưa hoàn thiện dù đã quá hạn từ lâu. Các nhà cung cấp và chủ nợ cũng yêu cầu Evergrande thanh toán hàng tỷ USD và nhiều nơi thì đã "đóng băng" các dự án của tập đoàn này.

Những nguyên nhân chính đẩy Evergrande vào "đường cùng"

Evergrande đã vướng phải 2 vấn đề lớn mà họ không thể giải quyết.

Thứ nhất, nguồn vốn vay đã bị chặn lại khi những năm qua, các cơ quan quản lý Trung Quốc đang liên tiếp "mạnh tay" với các hoạt động vay tiền đầu tư bị đánh giá là "liều lĩnh" của các công ty, tập đoàn lớn. Gặp khó về nguồn tiền đã khiến Evergrande phải bán bớt một số mảng kinh doanh hay giải thế đội bóng của họ. Thêm vào đó, việc Evergrande cố gắng giữ mảng sản xuất ô tô điện để đàm phán bán lại với một số đối tác tiềm năng. Song dường như các bên đều đang cố đợi giá trị của mảng ô tô điện Evergrande "xuống thấp nhất có thể".

Tập đoàn 'siêu nợ'  Evergrande ôm các khoản vay 300 tỷ USD và nguy cơ vỡ nợ - Ảnh 3

Thứ hai, thị trường bất động sản của Trung Quốc đã chậm lại và nhu cầu đối với căn hộ mới giảm đáng kể. Phần lớn tiền mặt của Evergrande có được là nhờ các căn hộ bán trước chưa hoàn thiện với gần 800 dự án đang thực hiện trên khắp Trung Quốc và 1,2 triệu khách hàng đã bỏ tiền chi trả khoản đặt cọc hoặc một phần giá trị nhà. Song việc hoàn thiện các dự án thực sự là điều khó khăn với Evergrande vào lúc này.

Hệ quả là dù Evergrande đã hạ giá căn hộ mới, nhưng người mua vẫn không hứng thú với các sản phẩm của tập đoàn này, trong tháng 8 vừa qua,  doanh số bán nhà của tập đoàn này chỉ bằng 1/4 so với năm ngoái.

Evergrande liệu có nhận được "trợ giúp" từ Bắc Kinh?

Nếu theo tình thế hiện tại,  Bắc Kinh có thể sẽ kiên quyết thực hiện "bàn tay sắt" và nói không với sự trợ giúp cho Evergrande, tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng, nếu Bắc Kinh để Evergrande sụp đổ rất dễ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khi mà hàng triệu khách hàng, nhà đầu tư, nhà thầu, các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khi Evergrande vỡ nợ.

Tập đoàn 'siêu nợ'  Evergrande ôm các khoản vay 300 tỷ USD và nguy cơ vỡ nợ - Ảnh 4

Nhiều thập kỷ qua, Bắc Kinh vẫn sẽ xuất hiện và tìm cách giải cứu cho các tập đoàn lớn bên bờ vực đổ vỡ. Nhưng thế giới nay đã khác, vài năm qua, giới chức Bắc Kinh đã có lập trường cứng rắn và sẵn sàng để các công ty lớn sụp đổ nhằm hạn chế những khoản nợ không bền vững trong nền kinh tế.

Viễn cảnh siêu tập đoàn BĐS một thời sẽ "biến mất" là hoàn toàn có thể xảy ra.

Grab báo lỗ gần 1 tỷ USD trong quý II năm 2021, sẵn sàng cho thương vụ sáp nhập trị giá gần 40 tỷ USD vào quý IV "Siêu doanh nghiệp" 500.000 tỷ đã hết hạn góp vốn nhưng vẫn "im thin thít và lặn mất tăm" Bí quyết và áp lực của những doanh nghiệp đã trụ vững hơn 1000 năm.
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp