Nội dung chính
Thẩm Thúy Hằng được mệnh danh là 1 trong tứ đại mỹ nhân Sài Gòn thời kì trước 1975. Bà nổi tiếng bởi nhan sắc rực rỡ và tài năng diễn xuất vượt trội mà không phải nữ diễn viên nào có được. Thậm chí tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng thời đỉnh cao còn vang đến nhiều quốc gia trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong... Ngày 7/9/2022, sự ra đi của cựu minh tinh màn bạc 82 tuổi đã khiến nhiều người tiếc nuối.
Thẩm Thúy Hằng có tên thật là Nguyễn Kim Phụng.
Thẩm Thúy Hằng sinh năm 1940.
Thẩm Thúy Hằng mất ngày 7/9/2022, thọ 82 tuổi.
Thẩm Thúy Hằng quê ở Hải Phòng.
Thẩm Thúy Hằng từng theo học trường Huỳnh Văn Nhứt - Long Xuyên.
Nghề nghiệp của Thẩm Thúy Hằng là diễn viên, ca sĩ.
Sinh ra tại Hải Phòng nhưng Kim Phụng đã sớm cùng gia đình di cư vào miền Nam khi bà mới một tuổi. Năm lên 16 tuổi, Kim Phụng đã nổi tiếng là hoa khôi trong giới học lớp Đệ tứ. Học hết năm, bà lén gia đình ghi danh tại một cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân và may mắn đạt giải nhất, vượt xa 2000 thí sinh khác.
Thời điểm đó, ông chủ hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho Kim Phụng nghệ danh là Thẩm Thúy Hằng, và chính cái tên này đã theo bà suốt những năm tháng sau này.
Thẩm Thúy Hằng nổi lên là một ngôi sao điện ảnh nhờ vai diễn Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương ra mắt năm 1958. Vai diễn đầu tiên cũng giúp tên tuổi bà gắn với biệt danh "người đẹp Bình Dương" trong suốt hành trình nghệ thuật thập niên 50 - 60.
Trở thành một ngôi sao tỏa sáng làng điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng ngày càng nhận được hàng loạt lời mời đóng chính trong nhiều phim nổi tiếng. Thời điểm đó, bà còn đứng đầu danh sách ngôi sao có tiền cát-xê cao, với 1 triệu đồng cho một vai diễn, tương đương 1 kg vàng 9999 ngày nay.
Không chỉ thành công ở mảng điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng còn nổi tiếng cả trong lĩnh vực sân khấu, đóng kịch nói, tân nhạc và diễn cải lương. Thẩm Thúy Hằng từng biểu diễn rất thành công ca khúc "Hai chuyến tàu đêm" của Trúc Phương và "Tình lỡ" của Thanh Bình. Bên cạnh đó, ban kịch Thẩm Thúy Hằng khi ấy được xếp vào “top ten” những ban kịch nổi tiếng, riêng nữ diễn viên thì được xếp vào danh sách 12 diễn viên sáng giá của kịch nghệ miền Nam.
Ngoài chức danh Trưởng ban kịch, Thẩm Thúy Hằng còn tham gia viết kịch bản, thủ vai chính trong các tác phẩm như: "Sông dài", "Vũ điệu trong bóng mờ", "Người mẹ già", "Đôi mắt bằng sứ", "Suối tình", "Dạt sóng"...
Có thể nói, trước năm 1975 chính là thời kỳ đỉnh cao danh vọng của Thẩm Thúy Hằng khi bà không chỉ liên tục nhận được những giải thưởng cao của điện ảnh Châu Á và quốc tế mà còn được tôn vinh nhan sắc khi được công chúng mệnh danh là một trong tứ đại mỹ nhân của Sài Gòn trước năm 1975, cùng với Thanh Nga, Kiều Chinh và Kim Cương.
Có thời điểm, hình ảnh của Thẩm Thúy Hằng và Thanh Nga liên tục xuất hiện trên bìa các báo xuân và lịch tết với biểu tượng một người là “Nữ hoàng điện ảnh”, còn người kia là “Nữ hoàng sân khấu cải lương”. Cả hai khi ấy đều đại diện cho nhan sắc phụ nữ khiến nhiều người say đắm.
Sau kỳ giải phóng 1975, trong khi nhiều nghệ sĩ chạy ra nước ngoài định cư thì Thẩm Thúy Hằng và người chồng thứ hai - chính khách Nguyễn Xuân Oánh - chọn con đường ở lại quê nhà để phát triển sự nghiệp. Bà tiếp tục tham gia nhiều bộ phim điện ảnh về cách mạng và có những vai diễn dáng chú ý ở lĩnh vực sân khấu. Vai diễn cuối cùng trước khi Thẩm Thúy Hằng từ giã nghệ thuật chính là vai Phồn Y trong vở Lôi Vũ của đoàn kịch Kim Cương.
Năm 1959, Thẩm Thúy Hằng được gia đình gả cho một người đàn ông lớn hơn bà 2 tuổi. Cuộc hôn nhân sắp đặt này nhanh chóng tan vỡ sau 5 năm, dù cả hai đã có chung 1 đứa con (sinh năm 1961).
Sau cuộc hôn nhân đầu không nguyên vẹn, Thẩm Thúy Hằng bén duyên cùng Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Xuân Oánh khi ông về nước năm 1968. Là một trong những người đẹp ra phi trường đón ông Oánh, nữ minh tinh xinh đẹp khi ấy đã gắn lên ve áo ông một bông hồng đỏ thắm và khoảnh khắc này đã mở ra cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai người.
Nguyễn Xuân Oánh tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế ở Harvard (Mỹ) - trường đại học nức tiếng thế giới. Là một người có quyền thế và hơn nữ minh tinh đến 20 tuổi nên chuyện tình Nguyễn Xuân Oánh - Thẩm Thúy Hằng khi ấy đã trở thành câu chuyện bàn tán khắp cả Sài Gòn, khiến dư luận rộ lên không ít tin đồn, cho rằng Thẩm Thúy Hằng đang lợi dụng ông Oánh.
Tuy nhiên, bỏ qua những ồn ào này, Thẩm Thúy Hằng và Nguyễn Xuân Oánh đã chứng minh tình cảm bằng quãng thời gian hạnh phúc bên nhau. Năm 1970, Thẩm Thúy Hằng chính thức lên xe hoa lần 2. Cả hai sau đó đã có với nhau 4 người con.
Tháng 8/2003, ông Nguyễn Xuân Oánh qua đời vì bệnh tim, thọ 82 tuổi. Từ ngày chồng ra đi, Thẩm Thúy Hằng càng lẻ loi trong căn phòng ẩn kín. Bà từng bộc bạch: "Tôi không còn nghĩ đến quá khứ nữa. Tôi đã mang tất cả những hình ảnh của ngày xưa ra đốt hết. Bây giờ tôi không còn tấm ảnh nào. Trong nhà tôi cũng không để gương soi. Cuộc đời là cõi tạm mà. Thân thể rồi cũng tan biến, vật chất khi mình chết cũng không mang theo được".
Những ngày sau đó, Thẩm Thúy Hằng chỉ sống ẩn dật tại một căn biệt thự ở Thanh Đa. Cựu minh tinh lấy pháp danh nhà Phật, tìm đến thiền định, che giấu gương mặt biến dạng vì thẩm mỹ của mình để đi làm việc từ thiện với nhà chùa.
Tại thời điểm trên đỉnh cao danh vọng, Thẩm Thúy Hằng bỏ rơi con gái với người chồng cũ và gửi cho một gia đình quen nuôi dưỡng. Sau năm 1975, gia đình này đã đưa con gái bà cùng sang Mỹ sinh sống.
Đến tháng 7/2011, Thẩm Thúy Hằng mới công khai với truyền thông rằng bà có một đứa con gái bị bỏ rơi tên là Nguyễn Thụy Thi Hằng. Cựu minh tinh bày tỏ sự đau đớn khi cô gái này lên tiếng phủ nhận thông tin là con gái của Thẩm Thúy Hằng trong một phỏng vấn trên truyền hình Mỹ, dù nhan sắc cả hai giống như khuôn đúc.
Đằng sau ánh hào quang của một người nghệ sĩ, Thẩm Thúy Hằng có những nỗi buồn riêng, trong đó có việc bị biến chứng vì phẫu thuật thẩm mỹ.
Bước qua tuổi xế chiều, vì không thể chấp nhận sự tàn phá của thời gian lên nhan sắc nên Thẩm Thúy Hằng thực hiện nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và gặp biến chứng.
Một thời gian dài, Thẩm Thúy Hằng che giấu mọi người gương mặt bị biến dạng. Tuy nhiên những năm gần đây bà đã cởi mở hơn, xuất hiện công khai tại các cuộc gặp gỡ với các thế hệ nghệ sĩ trẻ.
Chiều 7/9, bà Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM - chia sẻ với Tuổi Trẻ Online rằng nữ diễn viên Thẩm Thúy Hằng đã qua đời khiến đông đảo khán giả thương tiếc ngôi sao màn bạc của thập niên 50 - 70 thế kỷ trước.
Thẩm Thúy Hằng được biết đến là minh tinh màn bạc, biểu tượng nhan sắc lừng lẫy một thời của điện ảnh miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng từng gắn liền với các tác phẩm như Người đẹp Bình Dương, Như thế là tội ác, Ngọn lửa Krông Jung, Hồ sơ một đám cưới.. Bà còn được nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
* Profile Tiểu sử ca sĩ Thẩm Thúy Hằng
Tên thật: Nguyễn Kim Phụng
Năm sinh: 1940
Năm mất: 7/9/2022
Quê quán: Hải Phòng
Nghề nghiệp: Diễn viên, ca sĩ
Chuyện đời tư của Thẩm Thúy Hằng cũng được khán giả quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Xem chi tiết: Tiểu sử Thẩm Thúy Hằng.
Bình luận