Người phương Đông coi Thanh minh là một lễ tiết vô cùng quan trọng. Đây là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm.
Tiết Thanh minh với ý nghĩa mang lại sự trong xanh, tươi sáng, được người xưa quy ước là sẽ đến sau ngày Lập xuân 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Trong đó ngày đầu tiên của tiết này được gọi là Tết Thanh minh.
Ngày thanh minh 2021 vào ngày nào?
Ngày Lập xuân năm 2021 là ngày 3/2/2021 như vậy Tết Thanh minh năm 2021 rơi vào ngày 4/4/2021 - tức ngày 23/2 Âm lịch.
Như vậy, Tết Thanh minh năm nay sẽ không rơi vào tháng 3 Âm lịch như mọi năm, nguyên nhân là do sự chênh lệch ngày của Âm lịch và Dương lịch.
Tết thanh minh dù không phải lễ lớn nhưng với người Việt đây là phong tục truyền thống gắn liền với cuộc sống văn hóa của dân tộc ta.
Tiết Thanh Minh là gì?
Theo cách tính lịch của người Việt cổ, một năm gồm 24 tiết khí, mỗi tiết khí trùng khớp với bốn mùa trong năm và ứng với một kiểu thời tiết cụ thể.
24 tiết khí bao gồm: Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Tiết Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Tiết Đại Thử, Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tiết Thu Phân,Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Tiết Tiểu Tuyết, Tiết Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Tiết Đại Hàn.
Từ xưa cha ông ta thường dựa vào tiết khí này để tính toán thời điểm gieo trồng ngũ cốc với mục đích chọn được thời điểm điều kiện thời tiết thuận lợi nhất.
Trong đó, Tiết Thanh Minh là thời điểm trong lành nhất trong năm nên đó sẽ là dịp để thực hiện những nghi lễ quan trọng.
Ở nước ta, Tiết Thanh Minh ứng với thời gian thực hiện nghi lễ Tảo Mộ, nghĩa là các gia đình, con cháu sẽ tiến hành sửa sang lại mộ phần của gia tiên cho khang trang, sạch sẽ cũng như làm lễ cúng gia tiên.
Tiết thanh minh thường được bắt đầu từ những ngày đầu tháng 4 dương (như năm nay là ngày 4/4) và sẽ kết thúc vào 20/4 dương lịch.
Theo phong thủy tâm linh, trong tiết thanh minh con cháu sẽ chọn 1 ngày nào đó phù hợp để chuẩn bị lễ vật dâng lên gia tiên.
Tất cả lễ vật sẽ được bày trí trước phần bia mộ người mất, cùng lời khấn vái mong được bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Lễ cúng vái này từ xa xưa đã được nhiều người gọi là tảo mộ.
Trong tục lệ tảo mộ, ngoài thắp nhang cho gia tiên, người ta còn thắp nhang cho những nấm mộ vô chủ, không người thăm viếng để tỏ lòng thành kính với người đã mất.
Bình luận