Theo Điều 12 của Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định, mã số định danh cá nhân chính là số thẻ Căn cước công dân (12 số). Theo đó, từ khi sinh ra cho đến khi chết, mã số định danh gắn liền với cá nhân và không thay đổi, đồng thời cũng không trùng lặp với số định danh của người khác.
Dựa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Mã số định danh cá nhân được xác lập và dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, cũng như khai thác thông tin cá nhân của mỗi công dân.
Theo Điều 14, 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP cũng quy định, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an cấp mã số định danh cho công dân khi:
>>> Xem thêm: Cuối tuần, miền Bắc sẽ đón không khí lạnh mạnh kèm mưa dông rải rác
- Đi đăng ký khai sinh
- Khi công dân tiến hành làm căn cước công dân đối với trường hợp đã đăng ký khai sinh, đã tiến hành đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân (ví dụ người đó vẫn đang sử dụng CMND 9 số).
Mã số định danh cá nhân có cấu trúc gồm 6 số, trong đó sẽ thể hiện mã thế kỷ sinh, mã giới tính cá nhân, mã năm sinh, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và là dãy số tự nhiên gồm 12 số, với 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
- Thứ tự của mã số định danh cá nhân cụ thể như sau:
+ Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân tiến hành đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đã đăng ký khai sinh gồm 3 số đầu.
+Mã thế kỷ sinh, mã giới tính của công dân, và mã năm sinh là 3 số tiếp theo.
+ 6 số còn lại là các số tự nhiên được chọn ngẫu nhiên.
- Theo quy định, các mã số định danh cá nhân hoàn toàn được bảo mật.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp mã số định danh đối với công dân đăng ký khai sinh:
+ Người đi đăng ký khai sinh sẽ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và nộp giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch (Nếu người đi đăng ký giấy khai sinh cho trẻ không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản của người làm chứng thể hiện sự xác nhận về việc sinh bé; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh để nộp cho cơ quan đăng ký hộ tịch; trường hợp trẻ bị bỏ rơi thì người đi khai sinh phải nộp giấy có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi được lập bởi cơ quan có thẩm quyền; trường hợp trẻ sinh ra do mang thai hộ, người đi khai sinh phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ để nộp cho cơ quan đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật).
+ Khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch và cấp số định danh cá nhân, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp.
- Cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ cấp mã số định danh cho những công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú:
+ Công dân đã tiến hành đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì khi làm thủ tục để cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân sẽ thu thập thông tin dân cư.
+ Thông tin của công dân sẽ được Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra, đồng thời tiến hành cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp số định danh cá nhân có sai sót thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó, đồng thời tiến hành cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân.
Như vậy, muốn biết mã số định danh cá nhân của con phụ huynh cần liên hệ với công an khu vực/phường/xã/thị trấn nơi đã tiến hành đăng ký thường trú để được cung cấp mã số định danh của trẻ.
Bình luận