Những loại bánh tết truyền thống ngon khó quên của người miền Trung

Nhat Duong Đăng lúc: Thứ năm, 04/02/2021 13:19 (GMT +7)
Mỗi dịp Tết Nguyên đán cận kề, người miền Trung lại tất bật chuẩn bị những loại bánh tết truyền thống độc đáo với để thiết đãi khách tới thăm năm mới
Hashtag #Ẩm thực việt nam #Đặc sản Việt Nam #Món ăn ngày Tết #Tết Nguyên đán #NEWS #Nóng trên MXH

Người Việt Nam nói chung và người miền Trung nói riêng đang bắt đầu tất bật bước vào giai đoạn chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền sắp tới. Thật dễ dàng để lựa chọn và mua về những mâm bánh trái đầy đủ và bắt mắt để bày trí, phục vụ khách đến thăm nhà trong dịp tết, hầu hết những con người miền Trung vẫn chọn cho mình việc tự chế biến những loại bánh độc đáo từ những nguyên liệu dân dã.

Thấy Tết là thấy những mâm bánh truyền thống tại miền Trung.
Thấy Tết là thấy những mâm bánh truyền thống tại miền Trung.

Thế nhưng việc chế biến để tạo nên những loại bánh lạ mắt mà ngon miệng này lại không hề đơn giản một chút nào. Từ những nguyên liệu thô sơ, họ gửi gắm vào đó sự tỉ mỉ, khéo léo, tinh hoa ẩm thực của bao thế hệ, để tạo ra những loại bánh phục vụ cái tết dân tộc mà ai được thưởng thức rồi sẽ không khỏi nhớ mong mỗi dịp Tết đến.

Mỗi loại bánh là sự kết hợp giữa những nguyên liệu khác nhau, cách chế biến kì công riêng, để tạo ra hương vị riêng mà không lẫn vào đâu được.

1. Bánh tét

Loại bánh đầu tiên được nhắc tới chắc chắn chính là bánh tét, loại bánh mà khi đặt chân đến miền Trung mỗi dịp tết đến xuân về đều dễ dàng bắt gặp ở mọi gia đình, từng mâm cỗ, mâm cơm hằng ngày. Bánh tét được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp dẻo, kết hợp với đậu xanh xay nhuyễn hoặc đậu phộng bóc vỏ làm nhân.

Hình ảnh nấu bánh tét quen thuộc vào cuối năm ở miền Trung
Hình ảnh nấu bánh tét quen thuộc vào cuối năm ở miền Trung

Bánh tét miền Trung có đường kính từ 4-7cm và độ dài từ 25-35cm tùy sở thích của người gói. Bánh tét thường được nấu từ 8-10 tiếng cho bánh chín mềm hẳn rồi vớt ráo nước, mang treo lên có thể bảo quản bánh từ 7-10 ngày. Khi ăn, người ta sẽ dùng lạt gói bánh bánh cắt bánh tét thành từng miếng mỏng rồi chấm với nước mắm, ăn kèm củ kiệu, hoặc chiên giòn lên rồi ăn cùng bánh tráng nướng, mỗi cách ăn đều mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng của bánh tét.

2. Bánh tét tro

Tương tự như bánh tét, tuy nhiên bánh tét tro lại cần thêm những nguyên liệu và sơ chế cũng phức tạp hơn nhiều. Để làm bánh tét tro, người dân nơi đây lựa chọn những thân mè (vừng) khô tốt nhất, những nhành lá thị tươi xanh, lá muồng và các loại lá mang hương vị và ăn được đem đốt thành tro mịn.

Những chiếc bánh tét tro độc đáo chỉ có thể bắt gặp vào dịp tết ở miền Trung.
Những chiếc bánh tét tro độc đáo chỉ có thể bắt gặp vào dịp tết ở miền Trung.

Sau đó cho vào nước tạo thành nước cốt tro của các loại lá, dùng vải để lắng phần tro và thu được nước tro, sau đó ngâm gạo nếp vào đó tầm 30 phút rồi vớt ra, để ráo nước, gói thành bánh. Bánh tét tro sau khi nấu xong có độ mịn, dẻo và thơm đặc biệt, thường được mọi người thưởng thức với đường cát trắng. Bánh tét tro rất tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày, có công dụng chữa đau dạ dày rất hiệu quả. Có vùng vẫn gói nhân đậu với loại tét tro, ăn càng lạ vị hơn nữa.

Bánh tét tro ở mỗi tỉnh có chút khác biết.
Bánh tét tro ở mỗi tỉnh có chút khác biết.

3. Bánh tổ

Bánh tổ là loại bánh đặc sản mùa tết chỉ có ở Quảng Nam, mỗi người con xứ Quảng đều trông mong được thưởng thức một lát bánh tổ chiên và nhấp một ngụm trà vào ngày tết đến xuân về bên cạnh gia đình. Để cho ra được những chiếc bánh tổ thơm ngon thật không dễ dàng gì, người làm phải chuẩn bị bát to, lá chuối (làm vỏ bánh), bột nếp, đường tán, mè (vừng) rang vàng, gừng tươi, dầu ăn.

Bánh tổ - loại bánh truyền thống của xứ Quảng dịp tết nguyên đán
Bánh tổ - loại bánh truyền thống của xứ Quảng dịp tết nguyên đán

Bánh tổ làm rất cầu kỳ, bù lại để được cả tháng mà không cần chất bảo quản. Cách thưởng thức bánh tổ đúng nhất là thái lát ra rồi chiên lên và...thưởng thức. Bánh tổ có vị ngọt đặc trưng của mật, vị cay của gừng. Bánh tổ thành phẩm vốn rất cứng nhưng khi chiên lên vừa mềm dẻo, vừa béo, có vị rất riêng.

4. Bánh bó

Nói đến món bánh Tết truyền thống của người Quảng Ngãi là nói đến bánh bó. Bánh bó làm từ các loại mứt như cà chua, thơm, dừa, bí đao thành miếng nhỏ hoặc thái sợi và hỗn hợp bột nếp rang và đường. Bánh bó làm ká cầu kỳ, sau khi hỗn hợp bột nếp rang và đường đã thành một khối mềm dẻo, người làm sẽ cán bột ra thành lớp mỏng rồi xếp mứt lên bề mặt bột. Bánh bó được tạo nên từ nhiều lớp bột và lớp mứt như vậy. 

Những lát bánh bó thơm ngon đầu năm ở Quảng Ngãi
Những lát bánh bó thơm ngon đầu năm ở Quảng Ngãi

Bánh bó thành phẩm sẽ được ép thành hình khối chữ nhật, khi ăn cắt thành những miếng chừng 1cm. Những miếng dẻo thơm, vừa ngọt, vừa chua của mứt thực ra là một món bánh Tết đáng thử của miền Trung.

5. Bánh ngào

Bánh ngào là loại bánh dịp Tết đặc sản của Hà Tĩnh, Nghệ An. Ghé thăm nơi đây mỗi dịp dầu năm, bạn thường được đãi một bát bánh ngào nóng hổi, thơm ngon. Bánh ngào được làm từ bộp nếp, dầu ăn, muối, gừng, mật mía hoặc thốt nốt. Bánh ngào thực chất không khác bánh trôi của miền Bắc nhưng thay vì nặn tròn, bánh được nặn dài. Thêm nữa bánh còn có gừng và mật mía hoặc đường thốt nốt nên có màu vàng nhạt, ăn rất thơm và ấm.

Ghé Hà Tĩnh - Nghệ An dịp nă mới để thưởng thức bát bánh ngào ấm ngọt
Ghé Hà Tĩnh - Nghệ An dịp nă mới để thưởng thức bát bánh ngào ấm ngọt

6. Bánh thuẫn

Bánh thuẫn là loại bánh phổ biến dịp Tết ở nhiều tỉnh miền Trung. Bánh thuẫn còn được ví là "bánh gato của miền Trung" với hương vị thơm ngọt đặc biệt, màu vàng tươi bắt mắt. Những chiếc bánh thuẫn nở rộ được bày ra dĩa như những bông hoa khoe sắc, cầu mong mọi sự an lành và tốt đẹp cho một năm mới đến.

Những chiếc bánh thuẫn thơm ngon của miền Trung.
Những chiếc bánh thuẫn thơm ngon của miền Trung.

Bánh thuẫn làm từ trứng, bột năng, bột nở, vani, bột huỳnh tinh và đường, khá giống bánh gato nhưng cứng hơn và để được lâu hơn. Bánh thuẫn có thể bảo quản được lâu trong túi nilon buộc kín. Tết đến, rất nhiều người dân Quảng Nam mua loại bánh này về để thắp hương và đãi khách.

Cách làm kẹo Nougat đơn giản đến không tưởng để tiếp khách ngày Tết 3 đặc sản tiền triệu cứ Tết đến là cháy hàng, muốn mua có khi phải cọc trước cả tháng 5 món giò ngon gắn liền với mâm cỗ Tết của người Việt
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp