Vay tiền của người khác không trả sẽ bị phạt 3 triệu đồng

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 07/01/2022 12:19 (GMT +7)
Nghị định 144 của Chính phủ quy định, vay mượn tài sản, tiền của người khác nhưng cố tình không trả sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng.

Cụ thể, Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Trong đó, Nghị định này có những quy định cụ thể về những mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu hộ, cứu nạn; phòng, chống bạo lực gia đình

Về việc xử phạt những hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, Điều 15 Nghị định 144/2021 đã bổ sung những quy định về mức tiền phạt từ 02 - 03 triệu đồng với hành vi:

Vay tiền của người khác không trả sẽ bị phạt 3 triệu đồng - Ảnh minh họa
Vay tiền của người khác không trả sẽ bị phạt 3 triệu đồng - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: WHO: "Vắc xin Trung Quốc hiệu quả rất cao với Omicron, ngăn nhập viện, qua đời"

Người vay tiền, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản hoặc cố tình không trả lại sẽ bị phạt từ 02 - 03 triệu đồng (Nội dung này trước đây chưa bao giờ đề cập).

Bên cạnh đó, các trường hợp thực hiện những hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng, cụ thể:

- Những người cố ý hủy hoại hoặc  làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này cũng sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.

- Người dùng thủ đoạn hoặc tự tạo ra hoàn cảnh để ép buộc người khác đưa tiền, tài sản cho mình.

- Những người có hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác thì theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng sẽ bị xử phạt.

- Những trường hợp mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác dù biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có cũng bị xử phạt theo quy định.

- Người sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc cố tình chiếm giữ tài sản của người khác cũng sẽ bị phạt.

- Những trường hợp cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Cố ý bỏ rơi con, cha mẹ sẽ bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng Từ ngày 1/1/2022: Những người bạo hành trẻ em và cả những ai cố tình 'làm ngơ' sẽ bị phạt nặng Từ 1/1/2022: Mang cước công dân đi cầm cố có thể bị phạt 6 triệu
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp