Vẻ đẹp kỳ ảo của mèo Cát và 10 loài động vật khác trên sa mạc

Dung Hạnh Đăng lúc: Thứ hai, 13/06/2022 16:45 (GMT +7)
Mặc dù là môi trường khắc nghiệt nhưng một số loài động vật vẫn thích nghi trong sa mạc với ngoại hình khiến ta mê đắm.

Sa mạc không phải là nơi dễ dàng để trú ngụ. Ở đó nóng như thiêu đốt vào ban ngày, lạnh giá vào ban đêm và thiếu nước trầm trọng. Đây là những thách thức cho các sinh vật sống tại đây. Chúng phải hình thành cách thích nghi để tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt này. Nhiều sinh vật trong số này không bao giờ cần uống nước, hay có da hoặc vảy giúp tích trữ lượng nước ít ỏi; một số đã tiến hóa để di chuyển và chỉ hoạt động vào ban đêm để tránh ánh nắng mặt trời. Dưới đây là 11 loài động vật kỳ lạ nhất được tìm thấy ở các vùng sa mạc trên thế giới. Đặc biệt hơn cả, chúng đều có ngoại hình vô cùng ấn tượng.

Mèo cát

Mèo cát là giống mèo sa mạc phủ đầy lông tơ mềm mại. Đây là loài mèo duy nhất sống trong môi trường sa mạc khô cằn. Chúng được tìm thấy ở sa mạc Sahara, bán đảo Ả Rập, Turkmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan. Mặc dù trông chúng khá giống với những chú mèo bông trong nhà nhưng mèo cát rất khó nhìn thấy. Theo Hiệp hội Quốc tế về Mèo nguy cấp (ISEC) Canada, các nhà nghiên cứu đã cố gắng quan sát những con vật này trong tự nhiên và phát hiện ra rằng: bàn chân lót lông giúp ngụy trang dấu chân và bộ lông màu sáng của chúng càng khiến khó phát hiện ra. Hơn nữa, những con mèo này thường cúi thấp và nhắm mắt trước đèn rọi vào ban đêm, che đi võng mạc phản chiếu của chúng.

Mèo cát
Mèo cát

Mèo cát là những tên "thợ săn" lén lút, chúng có thể giết rắn cũng như các loài gặm nhấm sa mạc và thằn lằn. Thú vị hơn, tiếng gọi giao phối của chúng nghe như tiếng chó sủa.

Cáo Fennec

Cáo Fennec
Cáo Fennec

Cáo Fennec có kích thước nhỏ hơn cả mèo nhà, dài từ 14 đến 16 inch (35,6 đến 40,6 cm), không bao gồm đuôi, nhưng chúng có đôi tai khổng lồ dài từ 4 đến 6 inch (10,2 đến 15,2 cm). Đôi tai này giúp cáo thoát nhiệt và lắng nghe con mồi dưới cát. Theo Sở thú Quốc gia Smithsonian, khi những con cáo bắt sóng được âm thanh của các con mồi như môt số loài gặm nhấm, côn trùng hoặc các động vật nhỏ khác, chúng sẽ sử dụng cả 4 chân để đào của mình trong một cơn mưa cát.

Cáo Fennec thích nghi tốt với cuộc sống ở sa mạc châu Phi và Ả Rập. Bộ lông nhạt màu của chúng là lớp ngụy trang hoàn hảo trên cát. Chúng có lớp lông chân dày ở cả bàn chân để di chuyển dễ dàng hơn trên cát nóng. Khi nhiệt độ không khí tăng cao, cáo thở với nhịp độ 690 lần mỗi phút để hạ nhiệt. Cáo Fennec có tập tính đào hang để trốn nắng vào thời điểm nóng nhất trong ngày.

Chaetophractus vellerosus

Khoảnh khắc yên tĩnh của giống loài Chaetophractus vellerosus
Khoảnh khắc yên tĩnh của giống loài Chaetophractus vellerosus

Trông chúng không được dễ thương như cáo Fennec nhưng lại là loại vật thích nghi tốt với môi trường sa mạc không kém. Chúng được biết đến như một loài giáp lông, thuộc động vật có vú trong họ Dasypodidae, bộ Cingulata. Khi bị đe dọa, chúng phát ra tiếng kêu khủng khiếp giống như tiếng khóc của một đứa trẻ sơ sinh. Theo một nghiên cứu công bố vào năm 2019, tiếng kêu của chúng làm cho những loài săn mồi giật mình hoặc để thu hút những loài săn mồi khác đến hiện trường, khiến kẻ tấn công mất tập trung và tạo điều kiện cho chúng chạy trốn.

Những con Chaetophractus vellerosus rất nhỏ, chỉ nặng 1,9 pound (0,86 kg). Chúng sống ở sa mạc Monte của Argentina, Bolivia và Paraguay- nơi có đất cát tơi xốp để đào hang. Chaetophractus vellerosus hiếm khi uống nước. Thận hoạt động hiệu quả và chúng hấp thụ lượng nước cần thiết từ thực vật mà chúng ăn. húng cũng ăn côn trùng và động vật nhỏ như thằn lằn và động vật gặm nhấm.

Bọ cạp lông sa mạc

Bọ cạp lông sa mạc
Bọ cạp lông sa mạc

Bọ cạp sa mạc có lông (Hadrurus arizonensis) là một loài nổi bật với chiều dài từ 4 đến 7 inch (10,2 đến 17,8 cm). Chúng trở thành loài bọ cạp lớn nhất Bắc Mỹ. Mặc dù chúng có màu xanh ôliu xám, nhưng chúng phát sáng dưới tia cực tím (UV). Không ai biết chính xác tại sao bọ cạp lại phát sáng, nhưng cách tốt nhất để tìm ra những kẻ săn mồi nhút nhát về đêm này là chiếu tia UV vào sa mạc trong một đêm mùa hè, đó là thời điểm chúng hoạt động mạnh nhất.

Bọ cạp sa mạc có lông được tìm thấy ở các sa mạc Sonoran và Mojave của Bắc Mỹ, cũng như ở Nevada và Utah. Khi muốn giao phối, bọ cạp sa mạc đực và cái khóa gọng kìm trong một điệu nhảy giao phối trông giống một trận đấu vật. Trên thực tế, nếu con đực không nhanh chóng chạy trốn sau khi giao phối xong, nó có thể trở thành bữa ăn tiếp theo của bạn đời.

Bọ cạp cái mang thai con non từ sáu đến 12 tháng, sinh ra tối đa 35 con và cõng trên mai cho đến khi chúng đủ lớn để tự săn mồi. May mắn thay cho con người, bọ cạp lông ở sa mạc không tự tấn công, và nọc độc của chúng tương đối yếu, vết đốt tương tự như vết ong đốt.

Diều hâu Harris

Diều hâu Harris
Diều hâu Harris

Diều hâu Harris là con chim kỳ quặc trong thế giới chim ưng. Những con chim ăn thịt cánh đỏ ấn tượng này đôi khi đi săn theo bầy, cùng nhau săn đuổi con mồi xung quanh bụi rậm và cây xương rồng saguaro ở sa mạc Sonoran của Arizona. Loài chim này ăn thằn lằn, các loài chim khác và động vật có vú nhỏ ở sa mạc như chuột kangaroo và sóc đất. Theo tổ chức phi lợi nhuận Audubon, khi bắt được những con mồi lớn, chúng sẽ chia sẻ thịt với đồng loại.

Chúng có tập tính săn mồi theo bầy đàn để nuôi con. Hai con đực có thể giao phối với một con cái duy nhất và cùng chung sống hòa bình để nuôi dạy chim non. Các thành viên trong đàn cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.

Bọ cánh cứng sa mạc

Bọ cánh cứng sa mạc
Bọ cánh cứng sa mạc

Bọ cánh cứng sa mạc có màu xanh dương như lớp bột phủ lên giúp chúng giữ được độ ẩm trong sa mạc Sonoran khô hạn. Những vết mô trên vỏ của bọ cánh cứng khiến nó có vẻ ngoài cứng cáp như được bọc thép. Theo Đại học Wisconsin, Milwaukee, phân họ bọ cánh cứng được biết đến với bộ xương ngoài cực kỳ bền khỏe, những con bọ này có thể nhún vai khi bị con người dẫm lên.

Bọ cánh cứng sa mạc còn được gọi là "bọ cánh cứng giả chết" vì hành vi phòng thủ của chúng khi đối mặt với các mối đe dọa. Theo Sở thú và Vườn bách thảo Cincinnati, khi có báo động nguy hiểm, những con bọ sẽ lăn lộn và giả chết. Chúng ăn thực vật và các chất hữu cơ thối rữa, cũng giống như nhiều sinh vật sống trên sa mạc khác, chúng hiếm khi cần uống nước.

Dơi tai dài

Dơi tai dài
Dơi tai dài

Từng được mệnh danh là "loài dơi cứng nhất thế giới ", dơi tai dài sa mạc (Otonycteris hemprichii) được tìm thấy ở Bắc Phi và Trung Đông. Điều gì đã khiến loài dơi này có biệt danh đó? Đó là bởi thức ăn ăn chính của nó là bọ cạp.

Dơi tai dài sa mạc săn bọ cạp và nhện bằng cách bay từ trên trời xuống và khiến chúng phải khuất phục. Theo nghiên cứu từ Đại học Ben-Gurion ở Negev ở Israel, những con dơi không hề bị dính độc bởi vết đốt của bọ cạp. Dơi tai dài sa mạc có thể chuyển đổi sóng siêu âm của chúng bằng cách sử dụng một loại định vị bằng tiếng vang để tìm kiếm con mồi sống trên mặt đất như bọ cạp hay một số côn trùng bay.

Chim mào hồng

Chim mào hồng
Chim mào hồng

Các loài chim đầy màu sắc này thường được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới tươi tốt và rất hiếm thấy ở các vùng khô cằn - ngoại trừ trường hợp vùng đó nằm trong nội địa của Úc. Một trong những loài chim được yêu thích nhất của lục địa này là chimmào hồng (Lophochroa leadbeateri), chúng tồn tại ở vùng hẻo lánh bán khô cằn và khô cằn của Úc.

Đặc điểm nhận dạng nhờ vào chiếc mào màu vàng cam sặc sỡ, chim mào hồng được chia thành hai phân loài: một loài được tìm thấy ở miền Tây và một loài ở miền đông tại ÚC (theo Bảo tàng Australia). Những con chim xinh đẹp này sống nhờ hạt giống và côn trùng. Theo Quỹ Công viên Quốc gia và Động vật hoang dã Úc (FNPW), chúng giao phối suốt đời và nhấp nhô đầu lên xuống để thu hút bạn tình.

Theo FNPW, những con chim mang tính biểu tượng của Úc này có nhiều tên và biệt hiệu khác nhau. Chúng còn được gọi là gà chọi Major Mitchell (theo tên một nhà thám hiểm người Anh đầu tiên đã nghiên cứu chúng), hay vẹt mào Leadbeater, vẹt sa mạc, vẹt đuôi dài, chockalotts.

Rắn đuôi chuông

Rắn đuôi chuông
Rắn đuôi chuông

Có lẽ không có gì đáng sợ bằng hình ảnh con rắn đuôi chuông nghiêng mình nhấp nhô trên cồn cát, để lại những vệt cong kỳ dị. Rắn đuôi chuông (Crotalus cerastes) có thể trườn với tốc độ lên đến 18 dặm/h (29 km/h) bằng cách sử dụng cách bò ngang kỳ lạ của chúng, theo Smithsonian Channel.

Rắn đuôi chuông là những thợ săn phục kích. Chúng vùi mình trong cát, chỉ để lại đôi mắt nhìn lên trên. Khi một con thằn lằn bay ngang qua, chúng sẽ nhảy về phía trước và giăng bẫy. Những con rắn này tấn công trong nháy mắt, tiêm nọc độc vào máu và hệ thần kinh của những con mồi .

Rắn đuôi chuông được tìm thấy ở Tây Nam Hoa Kỳ và Tây Bắc Mexico. Chúng có phần vảy sừng nhô ra để che mắt, tránh cho cát làm khuất tầm nhìn.

Cá nhộng sa mạc

Cá nhộng sa mạc
Cá nhộng sa mạc

Cá nhộng sa mạc (Cyprinodon macularis) là loài cá nhỏ, màu bạc, sống tốt trong điều kiện khô hạn. Chúng đã tiến hóa để phát triển mạnh trong vùng nước chảy qua các nơi khô cằn và được tìm thấy ở biển Salton của California cùng các chi lưu và trong các tuyến đường thủy dọc theo hạ lưu sông Colorado ở Mexico.

Những loài cá này sống ở vùng nước lợ hoặc những vùng nước ít ỏi của sa mạc. Cá nhộng sa mạc có thể sống trong môi trường nước có độ mặn  đến 70 phần nghìn (phần lớn đại dương là từ 34 đến 26 phần nghìn muối). Chúng có thể sống trong nước lạnh tới 40 độ F (4,4 độ C) và nóng tới 108 độ F (42,2 độ C). Chúng thậm chí có thể sống trong môi trường nước có lượng oxy kém như 0,1 phần triệu (ppm) oxy (hầu hết các loài cá nước ấm cần 5 ppm oxy trong nước của chúng để tồn tại).

Bất chấp sức sống dẻo dai của chúng, cá nhộng sa mạc đang có nguy cơ tuyệt chủng ở California, bị đe dọa bởi sự du nhập của các loài không phải bản địa và mất môi trường sống.

Thằn lằn quỷ gai

Thằn lằn quỷ gai
Thằn lằn quỷ gai

Sẽ thật thiếu xót khi danh sách này không có sự xuất hiện của loài thằn lằn quỷ gai, loài duy nhất trong chi Moloch. Chúng được đặt tên theo một vị thần cổ xưa và được đề cập trong Kinh thánh tiếng Do Thái. Thằn lằn quỷ gai chỉ có ở Úc. Chúng chỉ dài hơn 8 inch (21 cm) từ mũi đến đuôi và được bao phủ bởi những chiếc gai sắc nhọn dùng để bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.

Thằn lằn quỷ gai có hai đầu. Chúng có cái đầu giả ở phần cổ trên lưng. Khi nó nhận thấy mối nguy hiểm đe dọa, nó cụp đầu lại giữa chân trước, và sau đó phô trương cái đầu giả của nó nhằm đánh lạc hướng. Thằn lằn quỷ gai cũng có kiểu đi giật cục đặc trưng khiến những kẻ săn mồi nhầm lẫn (theo Bush Heritage Australia).

Mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ với đầy gai nhọn nhưng thực sự chúng chỉ là mối nguy hiểm đối với kiến. Chúng bắt hàng ngàn con kiến mỗi ngày chỉ với chiếc lưỡi dính của mình. Thằn lăn quỷ gai hút nước qua da, hấp thụ sương và độ ẩm từ cát bằng các rãnh nhỏ giữa các vảy. Những rãnh hút ẩm này dẫn những giọt sương quý giá đến miệng của thằn lằn, giúp chúng sống sót ở những nơi khô hạn nhất trên Trái đất.

(Theo Livescience.com)

Lạc đà ăn gì để tồn tại trên vùng đất khô cằn như sa mạc? 11 loài chó hoang dã có ngoại hình chải chuốt dễ bị lầm tưởng là chó nhà 20 bức ảnh thể hiện tài diễn xuất tâm lý đỉnh cao của những chú chim
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp