Từ chính cuộc sống, người xưa đã đúc kết, rút ra rất nhiều quy tắc, điều cấm kỵ và những kinh nghiệm rồi truyền lại, răn dạy cho con cháu một cách khéo léo từ đời này sang đời khác. Dù cuộc sống hiện nay rất phát triển và hiện đại, nhưng vẫn có những kinh nghiệm, quy tắc mà cổ nhân dạy từ xưa vẫn còn mang không ít những giá trị.
Người Trung Quốc xưa có câu khuyên răn con cháu rằng: "60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm". Câu này rốt cục muốn nói điều gì?
"60 không nói chuyện"
>>> Xem thêm: Vì sao cổ nhân dạy rằng: "Trên bàn ăn đàn ông có dấu hiệu này thường sẽ khó làm nên đại sự"
Trong xã hội hiện đại, tuổi 60 chưa phải là già và thực tế vẫn còn nhiều người rất trẻ và khỏe. Thế nhưng trong xã hội thời cổ đại, vì thời đó mức sống không tốt, trình độ y tế cũng chưa cao, hơn nữa thể chất của con người không tốt lắm do đó khi con người sang độ tuổi 60 là hiếm.
Hơn nữa mọi người ở thời cổ đại về cơ bản đều kết hôn rất sớm, phụ nữ bắt đầu có con ở tuổi thiếu niên, do đó, khi bước vào khoảng 40 tuổi đã được coi là già. Thậm chí ở triều đại Tần, Hán mức tuổi trung bình của con người là dưới 30 tuổi. Ở thời nhà Minh, nhà Thanh tuổi trung bình cũng không quá 40. Do đó người có thể sống thọ đến 60 tuổi là không nhiều.
Khi sang ngưỡng tuổi này, chân tay của những người đã 60 thường sẽ chậm chạp, có người đầu óc không còn linh hoạt, phản ứng cũng sẽ rất chậm. Do đó, nếu trò chuyện, tranh luận với những người 60 tuổi nhiều trường hợp sẽ làm rối loạn suy nghĩ của họ, hoặc có thể dễ gây hiểu nhầm.
Do đó, người xưa mới khuyên rằng "60 không nói chuyện" với hàm ý khuyên những người trẻ không nên nói nhiều, tranh luận quá sâu với người 60 tuổi. Mục đích là để tránh xảy ra xung đột về lời nói, mẫu thuẫn, vì khi đó người cao tuổi không thể bắt bịp xu hướng suy nghĩ của người trẻ, sẽ có thể xảy ra những tranh cãi trong lời nói.
Đặc biệt, thời cổ đại con người ta khó thể chấp nhận trước những hành vi mới hay những tranh luận của lớp trẻ.
Đồng thời người ở độ tuổi 60 cũng có thể trạng yếu, dễ nổi nóng do đó nếu người trẻ nhất quyết tranh luận khiến xảy ra mâu thẫn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến không khí của gia đình.
"70 không ngủ lại"
Ở thời cổ đại, người 70 tuổi đã được coi là sống rất thọ do đó các chức năng về mặt thể chất đã suy giảm không ít và người già có thể sẽ gặp một số vấn đề. Do đó, người ở độ tuổi 70 chỉ ra ngoài để đi dạo hoặc thăm hỏi người khác là chuyện bình thường. Nhưng người xưa khuyên con cháu rằng không nên để những vị khách ở độ tuổi 70 ngủ lại ở nhà mình.
Vì rất có thể sẽ xảy ra những vấn đề nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách, chẳng hạn như trong ăn uống, nhà ở... Khi đó nếu có điều gì không may xảy ra, gia chủ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm rất nhiều, thậm chí rơi vào những rắc rối không đáng có.
"80 không mời cơm"
Câu này hàm ý là gia chủ không nên giữ người già 80 tuổi ở lại ăn cơm vì người ở tuổi 80 là đã rất thọ, sức khỏe không tốt. Do đó những người ở độ tuổi này cần phải cẩn thận hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là với một số thức ăn khó tiêu.
Nếu gia đình nào giữ những vị khách cao tuổi ở lại ăn cơm mà không nắm rõ được chế độ dinh dưỡng và thể trạng hàng ngày của họ thì việc có thể nảy sinh một số rắc rối là điều rất dễ. Chính vì vậy bạn không nên ép những người này ở lại dùng bữa để đề phòng bất trắc.
Điều này ở hiện tại có vẻ là lo lắng hơi thái quá nhưng suy cho cùng trong điều kiện và hoàn cảnh của người xưa, thì việc lo xa và phòng tránh bất trắc cho người thân và gia đình là điều hiển nhiên, cần thiết.
Ngày nay dù nhiều thứ thay đổi trong cuộc sống, từ điều kiện y tế hay chất lượng cuộc sống, nhưng chúng ta cũng cần phải chú ý suy xét từng trường hợp, đặc biệt là với người già, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cho họ và giữ cho gia đình luôn êm ấm, hạnh phúc.
Bình luận