Xôi bjoóc phón, món xôi vàng rực trong mâm cỗ cúng Thanh Minh của người Cao Bằng

Quả Chanh Thành Tinh Đăng lúc: Thứ năm, 07/04/2022 10:17 (GMT +7)
Xôi bjoóc phón Cao Bằng nổi bật với vị ngọt thanh, màu sắc hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng mà ít món ăn nào có được.
Hashtag #Ẩm thực việt nam #Đặc sản Việt Nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Ẩm thực Việt Nam quả thực vô cùng đa dạng, từ các món bún, món bánh hay món xôi đều có nhiều biến tấu đa dạng, phù hợp với văn hóa và khẩu vị của từng địa phương. Cũng bởi thế mỗi địa phương đều có những món ăn rất riêng dù nguyên liệu nghe qua đều rất quen tai.

Được mệnh danh là “viên ngọc xanh” của Đông Bắc, Cao Bằng nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên và các di tích lịch sử như thác Bản Giốc, hồ Thang Hen, khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, động Ngườm Ngao, núi Mắt Thần… Khi đến Cao Bằng, bạn cũng có cơ hội được thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn như bánh cuốn, bánh áp chao, phở chua, bánh trứng kiến… và xôi bjoóc phón.

Xôi bjoóc phón nổi bật với màu vàng và mùi thơm đặc trưng.
Xôi bjoóc phón nổi bật với màu vàng và mùi thơm đặc trưng.

Xôi bjoóc phón thường có màu vàng bắt mắt vì được nhuộm bằng hoa của cây bjoóc phón. Bjoóc phón là một loại cây thân gỗ, cao từ 1 đến 3 mét và mọc tự nhiên bên các sườn núi trong rừng. Vào khoảng tháng 2, tháng 3 Âm lịch hàng năm, cây bjoóc phón sẽ nở những chùm hoa trắng rồi ngả vàng và có mùi thơm đặc trưng. Vì hoa bjoóc phón chỉ xuất hiện khi lập xuân nên người ta treo khô chúng trên gác bếp để có thể dùng cả năm.

Hoa bjoóc phón là nguyên liệu giúp xôi có màu vàng.
Hoa bjoóc phón là nguyên liệu giúp xôi có màu vàng.

Món xôi bjoóc phón có cách làm khá cầu kỳ. Hoa và gạo nếp thường được chuẩn bị theo tỉ lệ 1 bó hoa và 1 kg gạo nếp. Sau khi được rửa qua để làm sạch bụi bẩn, hoa bjoóc phón sẽ được cho vào nồi nước và đun sôi trong khoảng 5 đến 10 phút đến khi thu được nước màu vàng đậm. Tiếp đó người ta sẽ mang nước đi lọc bỏ cặn, tạp chất cho sạch.

Gạo nếp được ngâm cùng nước của hoa bjoóc phón.
Gạo nếp được ngâm cùng nước của hoa bjoóc phón.

Chờ cho nước nguội bớt, gạo nếp sẽ được ngâm từ 5 đến 6 giờ để gạo có mùi thơm đặc trưng của hoa và chuyển sang màu vàng tươi. Gạo nếp được dùng để nấu xôi bjoóc phón thường sẽ là gạo nếp pì pất (thành phố Cao Bằng), gạo nếp hương Xuân Trường (Bảo Lạc) hay gạo nếp ong (Trùng Khánh) để xôi có độ dẻo thơm, đậm đà.

Khi có màu vàng tươi thì người ta sẽ mang đi đồ.
Khi có màu vàng tươi thì người ta sẽ mang đi đồ.

Sau đó, người đầu bếp sẽ đổ gạo nếp ra rổ cho bớt nước rồi mang đi đồ trong chõ. Món xôi bjoóc phón thường được nấu từ 25 đến 40 phút thì chín. Để xôi ngon hơn, người ta thường đồ khoảng 2 lần. Xôi sau khi chín tới sẽ được đổ ra cho bớt hơi nước và mang đi đồ lại với thời gian ít hơn một nửa để hạt xôi lên màu đẹp và kết dính hơn.  Khi chín, xôi thường có màu vàng, thơm nức mũi và có vị dẻo ngọt khi ăn. Tuỳ vào khẩu vị mà người ta có thể ăn xôi bjoóc phón cùng muối vừng, thịt băm, lạc rang hoặc trứng.

Để xôi bjoóc phón ngon hơn, người nấu thường đồ 2 lần.
Để xôi bjoóc phón ngon hơn, người nấu thường đồ 2 lần.

Mặc dù có thể sử dụng nhiều màu tự nhiên để nấu xôi như màu đỏ từ gấc, màu tím từ lá cẩm, màu xanh đen của lá sau sau… thế nhưng trong mâm cỗ Thanh Minh của mình, người Tày, Nùng Cao Bằng thường nấu món xôi bjoóc phón. Không chỉ là một món ăn đẹp mắt, ngon miệng, xôi bjoóc phón còn thể hiện sự khéo léo cũng như sức sáng tạo của bà con đồng bào dân tộc nơi đây.

Xôi thịt hon, món xôi “tưởng không ngon mà ngon không tưởng” của xứ Huế Xôi măng, món ăn sáng dân dã, rẻ mà ngon, đến Kon Tum không thử thì rất phí Xôi đăm đeng - món ăn đặc sản mang đậm hương vị núi rừng của xứ Tây Bắc
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp