Theo văn hóa của người Việt, ngày 23 tháng chạp hằng năm là ngày các gia đình Việt, chuẩn bị mâm cỗ, vàng mã cùng các lễ vật.. để tiễn ông Táo về trời hay còn gọi là ngày cúng ông Công ông Táo. Với người Việt đây là 1 ngày vô cùng quan trọng, do đó gia chủ đều rất quan tâm đến những vấn đề kiêng kỵ trong ngày này để không mạo phạm đến thần linh, gia tiên.
1. Không cầu xin tài lộc, sung túc
Theo các chuyên gia phong thủy, Táo Quân lên thiên đình là để trình báo với Ngọc Hoàng về những việc lớn nhỏ của hạ giới. Mọi khởi tâm động niệm cùng các việc làm thiện - ác của gia chủ trong năm đều được ghi chép lại rõ ràng. Do đó, trong ngày này, khi thắp hương các gia đình chỉ nên khấn xin Táo Quân bao dung độ lượng, báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được, không nên xin tài lộc. Việc cầu xin tài lộc sung túc cho thấy gia chủ tham lam, chưa biết đủ, chưa hành thiện đúng.
>>> Xem thêm: Người dân có nên dự trữ thuốc điều trị Covid-19 khi F0 tăng cao?
2. Không cúng ông Công, ông Táo ở dưới bếp
Nhiều gia đình thường có thói quen đặt mâm cơm và đồ lễ để cúng dưới bếp, nhưng thực tế điều này là sai lầm. Cụ thể, theo Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, thì ông Công là vị thần có nhiệm vụ cai quản đất đai trong nhà. Còn các ông Táo là 3 vị chuyên trông coi việc bếp núc trong gia đình. Do đó, Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, do đó mọi người không nên cúng chung.
Theo đó, cúng ông Táo phải đặt lễ vật dưới bếp, còn ông Công phải cúng trên bàn thờ chính cùng với gia tiên trong nhà mới đúng.
Về vấn đề này chuyên gia phong thủy Linh Quang (Trung tâm Tư vấn đào tạo phong thủy thực hành) bày tỏ quan điểm rằng, việc cúng ông Công ông Táo là do văn hóa truyền thống của người Việt từ ngàn xưa. Do đó từ lễ vật tới nơi cúng... chúng ta cứ thành tâm mà làm là được, không phân biệt đúng sai.
3. Không cúng lễ sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp
Lễ cúng phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời, tức là phải cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để Táo quân còn kịp thời gian để tổng hợp rồi lên trời báo cáo, nếu quá giờ đi rồi mới cúng sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
4. Không đặt bàn thờ ông Táo quá xa bếp nấu, nằm trên bồn rửa
Nhiều quan niệm cho rằng ngũ hành Táo quân thuộc "Hỏa”, do đó, hướng đặt tốt nhất của bàn thờ ông Táo nên trùng với hướng của bếp (hoặc song song).
5. Khi thả cá chép không ném từ trên cao xuống
Trong lễ vật cúng ông Công ông Táo, thì cá chép là thứ không thể thiếu. Vì đây là thứ để dâng cho thần linh làm phương tiện về trời. Do đó, khi thả cá phóng sinh cần được làm cẩn thận, không được tùy tiện. Theo đó, khi thả cá, nên chọn nơi nước sạch để thả, sao cho nơi đó giúp cá sinh sôi phát triển, tránh nơi ô nhiễm...
Đồng thời nên chọn nơi gần mặt nước nhất để thả 1 cách nhẹ nhàng, tránh làm cá bị choáng, ngất thậm chí là có người đứng từ trên cao ném cá xuống hoặc thả cả bao nilon. Như vậy rất dễ khiến cá bị chết, đồng thời theo quan niệm thì hành động này được coi là không thành tâm khó lòng được thần linh chứng giám.
Đưa ông Táo về trời được xem như là ngày đánh dấu chuẩn bị bước sang một năm mới. Do đó, các gia đình cần hết sức chú ý khi cúng ông Công ông Táo, để mong gia chủ có 1 năm mới an khang, thịnh vượng, nhiều may mắn hơn.
Bình luận