Nghị định 144/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 31/12/2021. Nghị định này quy định cụ thể về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo Điều 11 Nghị định 144/2022 quy định một trong những hành vi dưới đây sẽ phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng:
+ Những hành vi như trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép... theo quy định sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng.
>>> Xem thêm: Trước Tết Nhâm Dần 2022, miền Bắc đón nhiều đợt rét
+ Tự ý sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép cũng sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng.
Trước đây, Điều 10 Nghị định 167/2013 quy định, những hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép chỉ bị phạt mức tiền từ 1 - 2 triệu đồng.
Như vậy, theo Nghị định 144/2021 mức phạt với hành vi sử dụng pháo tái phép đã tăng gấp 5 lần so với mức phạt cũ.
Người dân được phép sử dụng pháo hoa
Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định, người dân được phép sử dụng pháo hoa trong các trường hợp cụ thể đó là:
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trong dịp Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật sẽ được sử dụng pháo hoa.
- KKhi sử dụng pháo hoa Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định, người dân không được tiến hành các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ...
(Trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ mà Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định).
Theo đó, từ ngày 01/01/2022 Nghị định 144/2021 sẽ chính thức có hiệu lực.
Bình luận