Nộm hoa ban là một món ăn phổ biến của người dân tộc Thái, họ thường chế biến món này bằng các nguyên liệu như lá, hoa ban, măng đắng, cá suối nướng, thú nau (men ủ tương) và các loại gia vị như muối, ớt, giuềng, hạt mắc khén…
Không chỉ nổi bật với sắc tím hồng từ hoa ban, món nộm hoa ban còn được yêu thích nhờ vào vị bùi béo của hoa, đắng nhẹ của măng, ngọt thơm từ cá suối nướng và vị đậm đà của gia vị. Khi mới ăn, nhiều người sẽ không thích vì món ăn hơi chát và đắng, thế nhưng khi nuốt, bạn sẽ thấy vị ngọt ở cổ họng khá dễ ăn.
>>> xem thêm: Măng đắng nộm hoa ban, món đặc sản từ hoa nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc
Với tác dụng giải nhiệt, mát gan, hoa Atiso là một nguyên liệu dễ nấu, dễ ăn và bổ dưỡng. Đặc biệt, khi được kết hợp với giò heo, bạn sẽ có một món canh thơm nức mũi và ngọt mát. Nguyên liệu để chế biến món canh Atiso giò heo khá đơn giản. Ngoài hoa Atiso và giò heo, bạn có thể thêm vào những nguyên liệu rau củ khác như bắp cải, cà rốt…
Nếu không có dịp thưởng thức canh Atiso giò heo tại Đà Lạt, bạn cũng có thể tự chuẩn bị nguyên liệu và chế biến món nay ngay tại nhà.
>>> xem thêm: Cách nấu canh hoa atiso hầm giò heo Đà Lạt để đổi bữa cho cả nhà
Cá linh và bông điên điển đều là những đặc sản mỗi mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây. Với nguyên liệu tươi và cách chế biến đơn giản, lẩu cá linh bông điên điển đã trở thành một trong những món ăn được yêu thích nhất tầm tháng 8 đến 11 ở nhiều tỉnh như An Giang, Đồng Tháp.
Thông thường, người ta sẽ sử dụng nước hầm xương hoặc nước dừa để nhúng lẩu. Sau khi đã thêm vào một chút nước mắm ngon, đường, me dầm hay tỏi phi, tóp mỡ, lá rau ngò gai… nước dùng lẩu sẽ được mang ra bàn và ăn kèm cá linh, bông điên điển và các loại rau đặc trưng của miền Tây như bông so đũa, bông súng…
>>> xem thêm: Lẩu cá linh bông điên điển, đặc sản tiêu biểu của mùa nước nổi miền Tây
Tuy không sử dụng trực tiếp phần hoa để chế biến trực tiếp như các món ăn khác, thế nhưng bạn có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn từ cọng súng. Để chế biến món bông súng mắm kho, sau khi nhổ bông súng về, người ta sẽ mang đi rửa sạch rồi tước bỏ phần vỏ ngoài và cắt thành những khúc ngắn khoảng 2 gang tay. Tiếp đó, họ chuẩn bị mắm cá sặc đồng và mang khi nấu cùng nước cốt dừa rồi lọc xương, chỉ lấy nước. Sau khi để riêng nước đầu tiên, người chế biến sẽ thêm gia vị, ớt sả vào nước thứ hai, thứ ba. Ngoài ra, để mắm kho ngon hơn, cũng có thêm vào nhiều nguyên liệu khác như thịt ba chỉ, thịt ba rọi…
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị giòn giòn của bông súng kết hợp với mùi thơm đặc trưng của mắm và vị cay nồng từ sả ớt. Bên cạnh bông súng, bạn còn có thể ăn mắm kho cùng với nhiều loại rau khác.
Ít ai biết rằng ngoài sắc đỏ bắt mắt, cánh hoa phượng còn có vị chua dịu nên rất thích hợp để làm các món gỏi thanh mát. Khi đến các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món gỏi gà hoa phượng làm từ cánh hoa phượng, thịt gà luộc xé nhỏ, hoa chuối, giá đỗ, hành phi, đậu phộng rang, rau thơm…
Những nguyên liệu này được kết hợp hài hoà với nhau, tạo ra một món gỏi với đủ hương vị chua ngọt mặn… rất hấp dẫn và dễ ăn.
Bình luận