Ngoài tên gọi vịt Cổ Lũng, loài vịt này còn được gọi bằng những cái tên khác như vịt Quốc Thành, vịt Mường Khòong… Giống vịt đặc biệt này có phần mình bầu, chân ngắn cổ ngắn và quanh cổ có viền khoang trắng. Nhờ được chăn nuôi tại khu vực có khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú nên vịt Cổ Lũng nhiều nạc, ít mỡ, da vàng và có hương vị đặc trưng mà không phải nơi đâu cũng có. Khi đến Pù Luông, bạn không nên bỏ qua những món ăn từ vịt Cổ Lũng như vịt luộc, vịt nướng lá móc mật….
Bằng sự kết hợp giữa lá đắng, đặc sản của nhiều vùng núi của tỉnh Thanh Hoa và các nguyên liệu khác như lòng gà, thịt lợn, lòng hợn, tiết… người dân ở khu vực Pù Luông đã chế biến ra món canh lá đắng vô cùng hấp dẫn.
Khi ăn miếng đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy vị đăng đắng ở cổ họng, thế nhưng khi đã quen hơn, vị đắng này đã phải “nhường chỗ” cho vị ngọt ở hậu vị. Bên cạnh đó, món canh lá đắng còn có hương vị đậm đà từ các loại gia vị địa phương, vị cay từ ớt và chua cuhua của mẻ. Món canh lá đắng này còn rất tốt cho sức khoẻ nên được người dân ở đây dùng để làm thước giải rượu, tiêu mỡ hay chống đầy hơi.
Canh loóng là một món canh truyền thống của người Thái ở Pù Luông và có cách nấu như cháo gà. Ngoài những nguyên liệu quen thuộc như thịt gà, gạo, gia vị… thì món ăn này còn nấu cùng thân chuối thái nhỏ. Theo người dân nơi đây thì các loại rau ở Pù Luông thường phụ thuộc theo mùa, chỉ có cây chuối rừng là mùa nào cũng có. Vì thế khi chế biến canh loóng, người ta sẽ sử dụng thân chuối thái nhỏ để có thể nấu được quanh năm.
Khi thưởng thức món canh loóng Pù Luông, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được vị bùi bùi của thân chuối, mềm ngọt của thịt gà và chút hương lạ miệng của hạt mắc khén.
Mặc dù đu đủ là một loại hoa quả quen thuộc, thế nhưng không phải ai cũng biết rằng lá và hoa của nó còn được người Thái sử dụng làm món gỏi cà dại trộn hoa đu đủ đực. Cách chế biến của món này khá đơn giản, thế nhưng để món ăn đúng vị, người chế biến cần chuẩn bị đủ các gia vị đi kèm.
Cà rừng, lá và hoa đu đủ đực sau khi hái về sẽ được mang đi luộc khoảng 5 phút. Sau đó họ vớt ra và rửa lại nhiều lần với nước lọc để giảm vị đắng và ngai ngái của nguyên liệu. Tiếp đó, họ đem trộn cùng với các nguyên liệu khác như muối, ớt, sả, nùi tài, muối, mắc khén giã nhỏ…
Mặc dù có thể chế biến được rất nhiều món ngon từ ốc đá, thế nhưng với người dân Pù Luông, món ngon nhất chính là ốc đá luộc vì chúng có thể giữ được hương vị và chất dinh dưỡng của món ăn.
Thay vì sử dụng nước mắm chanh tỏi ớt làm nước chấm, người ta sẽ chế biến một loại nước chấm riêng gọi là chẻo kiệu. Chẻo kiệu chấm ốc gồm có củ kiệu, sả, muối, hạt mắc khén… nên vừa giúp át mùi tanh của ốc vừa làm cho món ăn đậm đà hơn.
Bình luận