Bánh cuốn là một món ăn sáng quen thuộc ở nhiều nơi, thế nhưng khi nhắc đến bánh cuốn Cao Bằng, người ta sẽ nghĩ đến món bánh cuốn được ăn cùng nước hầm xương. Thay vì chấm với nước mắm như nhiều địa phương khác, người Cao Bằng thường hầm kĩ xương để có được nước dùng ngọt thanh, nóng hổi.
Ngoài nhân thịt bằm, bánh cuốn Cao Bằng còn được tráng cùng trứng và ăn kèm măng muối chua, hành khô.
>>> xem thêm: Tới Cao Bằng nếm bánh cuốn ăn với nước xương, măng muối ngon quên lối về
Thoạt nhìn, bánh áp chao có hình thức khá giống với bánh rán, thế nhưng thay vì thịt lợn, món bánh này lại có phần nhân làm từ thịt vịt đã được tẩm ướp đậm đà. Vì được chiên trong dầu nóng nên bánh áp chao khá ngấy, khi ăn, người ta sẽ chấm trong nước mắm chua cay và ăn kèm nộm đu đủ, rau sống.
Nếu có dịp đến Cao Bằng từ cuối thu cho đến hết đông, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những quầy hàng nhỏ bán bánh áp chao.
>>> xem thêm: Bánh áp chao - thức ăn vặt mùa lạnh ngon nức tiếng của vùng Đông Bắc
Nguyên liệu để chế biến món phở chua Cao Bằng thường có bánh phở, thịt ba chỉ rán vàng, thịt vịt quay lá móc mật, khoai tàu thái sợi, chiên giòn và phần nước sốt đặc biệt. Tuỳ vào sở thích của khách và bí quyết của quán mà món phở chua này sẽ được thêm các topping như gan lợn, dạ dày rán vàng…
Điểm đặc biệt của món phở chua Cao Bằng chính là phần nước sốt pha từ nước vịt quay, giấm, đường, nước mắm… nhờ sự kết hợp này mà nước sốt có vị chua chua ngọt ngọt vô cùng hấp dẫn.
>>> xem thêm: Phở chua Cao Bằng, món đặc sản gây thương nhớ của vùng Đông Bắc
Bánh trứng kiến (pẻng rày) là loại bánh đặc sắc của người dân tộc Tày. Bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Vì nguyên liệu chính để làm món bánh này là trứng kiến nên người ta hầu như chỉ chế biến bánh trứng kiến vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 mỗi năm (vì đây là thời gian kiến rừng vào mùa sinh sản).
Sau khi lấy được phần trứng kiến, người làm bánh sẽ mang nó đi làm sạch và xào với thịt lợn bằm để nhân bánh vừa có vị ngọt thơm từ thịt vừa béo ngậy vị trứng kiến. Bên cạnh đó, bánh cũng có lớp vỏ làm từ gạo nếp mềm dẻo. Sau khi làm xong vỏ bánh, người ta sẽ cho chúng vào lá vả, thêm nhân trứng kiến xào thịt băm vào giữa rồi mang đi hấp cách thuỷ khoảng 45 phút.
>>> xem thêm: Bánh trứng kiến, món đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện vài tháng ở Cao Bằng
Tháng 7 đến tháng 9 âm lịch hàng năm thường là mùa trám đen ở các tỉnh Đông Bắc. Vì thế nếu có dịp đến Cao Bằng thời gian này, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món xôi trám, một món đặc sản dân dã và vô cùng hấp dẫn ở đây.
Trám đen thường có 2 loại là trám tẻ và trám nếp, thế nhưng để nấu xôi, người đầu bếp sẽ chọn trám nếp vì nó có vị ngọt bùi lại khá mềm. Đầu tiên, trám sẽ được mang đi sơ chế cho hết nhựa rồi được om cho mềm. Tiếp đó, họ sẽ bỏ gạo nếp và trám vào nấu trong 30 phút để xôi trám có đọ dẻo thơm. Để món xôi trám hấp dẫn hơn, người ta sẽ ăn cùng với muối vừng đen hoặc lạp xưởng Cao Bằng.
>>> xem thêm: Xôi trám Cao Bằng có gì đặc biệt mà nằm trong 100 món ăn đặc sản Việt Nam?
Thạch đen được làm từ cây thạch đen, một loại cây được trồng nhiều ở Cao Bằng. Sau khi thân cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn, người ta sẽ cắt phần thân và lá mang về phơi nắng rồi sau đó dùng cành lá khô nấu thạch. Để thạch được giòn và nhanh đông hơn, người ta thường thêm một chút nước tro vào nấu cùng. Khi chế biến xong, thạch đen không chỉ mềm, giòn dai mà còn thơm nhẹ và rất thanh mát khi ăn.
Vì được nấu bằng cách thủ công nên thạch đen Cao Bằng không hề sử dụng phẩm màu hay chất bảo quản. Tuỳ vào khẩu vị và sở thích, bạn có thể ăn trực tiếp thạch đen hoặc thêm trân châu, caramen, sữa tươi… ăn cùng.
Bình luận