4 món đặc sản nổi tiếng Hậu Giang, số 1 các tín đồ của lòng heo phải thử

Nếu có dịp đến Hậu Giang, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn như cháo lòng Cái Tắc, sỏi mầm, đọt choại hay chả cá thác lác

Hashtag: Du lịch miền Tây Đặc sản miền Tây

1. Cháo lòng Cái Tắc

Cháo lòng Cái Tắc là một món ăn quen thuộc của thị trấn Cái Tắc, Châu Thành A, Hậu Giang. Thoạt nhìn, món ăn này không có gì khác biệt với nhiều vùng khác. Thế nhưng nếu đã có dịp nếm thử, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà, hấp dẫn vô cùng khác biệt của cháo lòng Cái Tắc.

Ảnh: haivyd

Để nấu cháo lòng Cái Tắc, người ta thường sử dụng lại gạo cũ và không rang gạo. Cháo nấu ra không chỉ có màu ngà ngà của huyết mà còn nhừ và khá lỏng. Bên cạnh đó, các phần nội tạng như gan, tim, phổi, cật… đều là loại tươi ngon nhất chứ không sử dụng hàng trữ đông tủ lạnh. Món ăn này thường được bán nhiều vào buổi sáng và ăn kèm rau hành ngò, rau thơm, rau đắng, giá sông… Đặc biệt, khi thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc, bạn có thể gọi thêm một tô “huyết lòng” chưng ăn kèm. Món ăn này là sự kết hợp giữa óc heo, thịt nạc, sợi tuỷ và gan băm nhuyễn, vì vậy có hương vị rất hấp dẫn, bổ dưỡng.

2. Sỏi mầm

Nếu nghe qua, không ít người sẽ cho rằng sở dĩ món ăn mang tên sỏi mầm là vì sử dụng nguyên liệu chế biến này, thế nhưng trên thực tế, sỏi mầm là công cụ người Hậu Giang dùng để chế biến món ăn. Vì vậy, có thể hiểu rằng món sỏi mầm, đặc sản Hậu Giang chính là thịt heo rừng nướng trên sỏi nóng. 

Thông thường, thịt heo dùng để chế biến món sỏi mầm sẽ là loại heo rừng được nuôi thả tự nhiên nên thịt săn chắc, ít mỡ và thơm. Sau khi sơ chế sạch sẽ, đầu bếp sẽ mang chúng đi ướp gia vị khoảng 15 phút rồi mới mang ra cho khách. Tiếp đó, thực khách sẽ đặt miếng thịt lên viên sỏi nóng và nướng đến khi thịt heo săn lại, vàng các mặt là được. Món ăn này có thể được cuốn với rau sống và chấm cùng nước mắm chua ngọt.

>>> xem thêm: Sỏi mầm Hậu Giang, đặc sản nhất định phải thử khi về miền Tây sông nước

3. Đọt choại

Đọt choại là một món rau dân dã thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của người dân Hậu Giang. Loại rau này có lá xoăn, cuộn lại và có vị ngọt, giòn và thơm khi ăn. Rau đọt choại ngon nhất khi chưa kịp bung, có vòi dài và lá xoắn lại. Vì loại rau này rất dễ úa nên người ta thường ăn đến đâu mới hái đến đó. 

Loại rau đọt choại có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như xào tép, ăn sống, trộn nước mắm giấm tỏi, nhúng lẩu cá ngát hoặc đơn giản là luộc chín rồi chấm với nước tương…

4. Chả cá thác lác

Mặc dù không phải là địa phương duy nhất có cá thác lác, thế nhưng nhờ ưu đãi thiên nhiên mà cá thác lác khu vực này có thịt ngon hơn hẳn. Với nguyên liệu này, người Hậu Giang có thể chế biến nhiều món ăn nhưng ngon nhất vẫn là chả cá thác lác.

Sau khi được đánh bắt về, cá thác lác sẽ được chế biến ngay trong ngày bằng phương pháp thủ công. Theo những người có kinh nghiệm ở đây thì cá ngon sẽ là loại mắt xanh, thân cứng và có mang màu đỏ tươi. Ngoài cách chiên và ăn cùng cơm nóng, chả cá thác lác cũng có thể dùng để nấu bún, kho, nấu canh chua hoặc nhồi khổ qua…

Bài liên quan

News feed