Chăm F0, F1 tại nhà: 2-3 ngày xét nghiệm 1 lần, dùng điều hòa riêng

Để vừa chăm sóc tốt người bệnh lại không lo lây nhiễm khi chăm F0, F1 tại nhà bạn cần nắm rõ những điều dưới đây.

Hashtag: COVID-19

Hiện nay do tình hình dịch Covid-19 trên cả nước đang diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường. Số ca mắc mới tăng cao mỗi ngày, khiến cho hệ thống y tế quả tải. Do đó, văn bản số 5599/BYT- MT đã được Bộ Y tế ban hành quy định hướng dẫn về việc cách ly F0 tại nhà.

Vậy với những gia đình có F0, F1, cần làm gì để chăm sóc tốt cho người thân của mình lại đảm bảo an toàn cho bản thân, không lây nhiễm nCoV.

Những điều cần chú ý để tránh lây nhiễm nCoV khi chăm sóc F0 tại nhà:

- Điều đầu tiên là những người trong gia đình phải thực hiện đeo khẩu trang đúng cách, đảm bảo khoảng cách tối thiểu hai mét đối với F0 và thường xuyên rửa tay sát khuẩn.

Chăm F0, F1 tại nhà: 2-3 ngày xét nghiệm 1 lần, dùng điều hòa riêng - Ảnh VnExpress

- Tại phòng cách ly, cần đặt 1 chiếc bàn để những vật dụng thiết yếu cho đối tượng cách ly như khẩu phần ăn, nước uống cùng các nhu yếu phẩm khác cho F0. F0 cần sử dụng phòng ngủ và phòng tắm riêng biệt, không tiếp xúc với bất cứ ai. Rác thải của F0 phải niêm phong, đựng trong thùng rác riêng biệt và xử lý riêng.

- Nếu F0 cần phải chăm sóc trực tiếp, thì người chăm sóc phải được trang bị phòng hộ, đeo khẩu trang đồng thời, F0 cũng cần đeo khẩu trang thường xuyên.

Người chăm sóc cần mang găng tay khi tiếp xúc với máu, phân hoặc chất dịch cơ thể như nước bọt, chất nhầy, chất nôn và nước tiểu của người bệnh. Găng tay sau khi sử dụng cần cho vào túi ni lông rồi vứt vào thùng rác, đồng thời người chăm sóc cần rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn ngay lập tức.

- Người được giao nhiệm vụ chăm sóc F0 phải rửa tay thường xuyên, không chạm tay vào mắt, mũi miệng của bản thân. Phòng cách ly F0 cần được làm sạch thường xuyên và khử trùng bề mặt, và có thể dùng điều hòa riêng nhưng phải đảm bảo thông thoáng khí, bằng cách mở cửa sổ thường xuyên để tăng lưu thông không khí, giúp loại bỏ các giọt hô hấp từ không khí.

- Người có tiếp xúc với F0 nên ở nhà, cách ly với cộng đồng, nếu có điều kiện thì sau 2-3 ngày tiếp xúc với F0 nên xét nghiệm virus.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với các F0 như: Bát đĩa, cốc, khăn tắm, điện thoại di động....

- Những đồ dùng cá nhân mà F0 sử dụng như bát đĩa và dụng cụ khác cần được rửa bằng nước nóng và có đeo găng tay bảo hộ. Sau khi tháo găng tay cần rửa sạch sẽ bằng đồ sát khuẩn.

- F0 ở nhà cần được hỗ trợ các nhu cầu cơ bản như:

+ Dùng thuốc men nếu có chỉ định của bác sĩ: Cung cấp thuốc hạ sốt khi cần thiết cho F0.

+ F0 cần uống nhiều nước và bổ sung các loại nước trái cây ép và nghỉ ngơi đầy đủ

+ Mua sắm đồ dùng thiết yếu, thuốc men cho F0

- Để ý các dấu hiệu cảnh báo F0 trở nặng như thở gấp; đau dai dẳng, lú lẫn; không có khả năng ý thức; da, môi, móng tay tái, nhợt nhạt, xám xanh…

Khi chăm sóc người cách ly tại nhà, người thân cần lưu ý và ghi nhớ lại tất cả những thông tin trên của bác sĩ, để phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Trong suốt thời gian thực hiện cách ly y tế không cho người khác vào nhà, trừ nhân viên y tế và người có thẩm quyền.

Theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như ho sốt, đau họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế nơi gần nhất.

Vệ sinh, khử khuẩn nơi ở hàng ngày.

Tất cả người ở cùng nhà với F0 sẽ được lấy mẫu gộp xét nghiệm nCov ít nhất 3 lần, đó là vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 tính từ ngày cách ly. Trường hợp F0 có người chăm sóc, hỗ trợ thì người này sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nCov theo thời gian và số lần xét nghiệm giống như người cách ly.

Người nhà F0 cần sắp xếp 1 khu vực riêng, để nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và giám sát y tế khi có yêu cầu.

Bài liên quan

News feed