Lá lốt và lá trầu không khác nhau thế nào? Cách phân biệt 2 loại lá ra sao?
- Huyền Nguyễn
- Đăng lúc: Chủ nhật, 11/07/2021 22:58 (GMT +7)
Thoạt nhìn, lá lốt và lá trầu không có vẻ ngoài tương tự nhau, vậy lá lốt và lá trầu không khác nhau thế nào, làm sao để phân biệt được 2 loại lá?
Đối với những người nội trợ lâu năm, việc phân biệt lá lốt và lá trầu không chẳng khó khăn chút nào. Tuy nhiên, những chị em mới bắt đầu công việc làm bếp thì hẳn đây là một thử thách không hề dễ dàng. Thậm chí, nhiều câu chuyện bếp núc dở khóc dở cười như việc nhầm lẫn giữa 2 loại lá này là "chuyện thường ngày ở huyện".
Vậy lá lốt và lá trầu không khác nhau thế nào. Hi vọng sẽ giúp chị em dễ dàng phân biệt và sử dụng chúng đúng công dụng nhé!
1. Đặc điểm của lá trầu không
Trầu không là một loại cây gia vị, cây thuốc. Do đó, lá của chúng có các tính chất dược học, có tác dụng chống lạnh, tiêu viêm, sát trùng... chứ không dùng để nấu nướng. Vây trầu không là loại thực vật dây leo, sống lâu năm, thân nhẵn, có khía dọc và bén rễ ở các mấu. Vì vậy, khi trồng trầu cần phải có giá thể như cây thân gỗ, cây cau, tường nhà hoặc giá đỡ. Tóm lại, cây trầu không là cây leo, mọc ở giàn cao.
- Mặc dù thoạt nhìn thì lá lốt và lá trầu không có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng phân biệt được chúng. Lá trầu không thường có hình tim tròn, hình trái xoan, thường mọc so le và dài từ 10-13cm, rộng 4,5-9cm.
- Khi vào vào lá, lá trầu không cho cảm giác dày và giòn. Mặt trên của lá màu sẫm bóng, phần gân nổi rõ ở mặt dưới và cuống có bẹ lá kéo dài. Ngoài ra, loại cây này cũng có hoa, mọc thành từng cụm còn quả có hình tròn, dẹt và bên ngoài được phủ một lớp lông tơ mềm.
Cuối cùng và cách dễ nhất để phân biệt lá trầu không và lá lốt và ngửi mù. Cụ thể bạn có thể vò lá để ngửi mùi, mùi lá trầu khá nồng và nặng.
2. Lá lốt
Lá lốt là cây thân thảo đa niên, thuộc họ Hồ tiêu. Đây là loài cây ưa ẩm, được trồng bằng cách giâm cành vào nơi ẩm ướt hoặc dọc bờ nước. Một số địa phương thường gọi loại lá này là "lá nốt" hoặc "lá lốp".
Do có tính ấm, vị nồng, hơi cay nên lá lốt có thể sử dụng để giảm đâu, chống phong hàn ở mức thấp, nôn mửa, đầy hơi hoặc khó tiêu... Tuy nhiên, nếu như lá trầu không không thể sử dụng trong nấu nướng thì lá lốt còn có thể dùng làm nguyên liệu để nấu nhiều món ngon. Một số món ăn có thể sử dụng lá lốt như: canh lá lốt, bò nướng lá lốt, ốc nấu chuối đậu, chả băm viên trộn lá lốt...
Cây thường cao khoảng 30-40cm. Khi còn non, cây sẽ mọc thẳng nhưng khi lớn, có thân dài, chúng sẽ bò dưới mặt đất.
Lá lốt là dạng lá đơn, có mùi thơm đặc sắc và mọc so le nhau. Hình dạng cũng có hình trái tim, tương tự như lá trầu không. Phần mặt lá láng bóng và có năm gân chính phân ra từ cuống lá. Tuy nhiên, lá trầu không thường cứng cáp, giòn hơn còn lá lốt sẽ mềm mại, dễ dàng cuộn tròn mà không bị đứt gãy.
Khi vò lá, lá lốt thơm nhẹ, dễ chịu.
Trên đây là một số thông tin tổng quan về đặc điểm, cách phân biệt, cách sử dụng lá lốt và lá trầu không trong cuộc sống. Hi vọng rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích, giúp chị em có thêm nhiều kinh nghiệm nội trợ và không gặp phải những câu chuyện "dở khóc dở cười" như dùng lá trầu không để chế biến món ăn.