4 thời điểm nhất định không nên tắm trong ngày

Đi tắm sai giờ có thể khiến bạn dễ tụt huyết áp, nhiễm lạnh hay thậm chí là đột quỵ.

Không chỉ loại bỏ bụi bẩn, dầu, mồ hôi, tắm có tác dụng giải nhiệt, thư giãn ngay lập tức. Tuy nhiều, hành động này tưởng chừng như vô hại nhưng nếu tắm sai thời điểm sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ, nặng thì có nguy cơ đột quỵ. Do đó, hãy cân nhắc và hạn chế tắm vào các thời điểm dưới đây để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

1. Tắm quá khuya, sát giờ đi ngủ

Tắm vào buổi tối không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc cơ thể, giúp tinh thần thoải mái, nhưng không nên tắm quá sát giờ đi ngủ vì khi ấy nhiệt độ cơ thể thay đổi, dễ khiến rối loạn nhịp sinh học và khó ngủ hơn.

Không nên tắm quá sát giờ đi ngủ vì khi ấy nhiệt độ cơ thể thay đổi, dễ khiến rối loạn nhịp sinh học và khó ngủ hơn

Bên cạnh đó, tắm quá muộn cũng có thể làm tăng nguy cơ đột tử. Trong trường hợp công việc của bạn quá bận rộn và buộc phải tắm đêm, thì tốt nhất bạn nên tắm trước 20 giờ, sau khi ăn tối từ 1-2 giờ, ngoài ra bạn cũng không nên tắm quá 20 phút vì nếu tắm quá lâu sẽ làm da mất đi chất nhờn tự nhiên, dẫn đến khô da, gây dị ứng.

2. Tắm ngay sau khi thức dậy

Thói quen tắm buổi sáng không chỉ giúp chúng ta khởi đầu ngày mới thật sảng khoái mà còn giúp làm sạch da, loại bỏ nhiều bụi bẩn.  Đặc biệt nếu tập thể dục buổi sáng thì việc tắm sau đó sẽ giúp chúng ta loại bỏ mồ hôi và tạo cảm giác sảng khoái ngay tức thì.

Tuy nhiên, không nên tắm ngay khi vừa ngủ dậy, lúc này cơ thể chưa tỉnh táo, dễ gây ra nhiều tác hại nặng. Lý do là sau một đêm dài trao đổi chất, cơ thể chúng ta chưa trở về trạng thái bình thường ngay được nên nếu đi tắm ngay có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh, chóng mặt, hoa mắt, gây thiếu máu não và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt nguy hiểm hơn đối với những người thể trạng yếu, huyết áp thấp thì đi tắm đột ngột rát dễ gây nên đột quỵ. 

Thói quen tắm buổi sáng không chỉ giúp chúng ta khởi đầu ngày mới thật sảng khoái mà còn giúp làm sạch da, loại bỏ nhiều bụi bẩn. 

3. Tắm sau khi giác hơi

Giác hơi (hỏa liệu pháp) được biết đến là một phương thức trị liệu có tác dụng tăng lưu thông máu, giúp giảm đau, giảm viêm, giải độc hoặc phòng và điều trị một số bệnh lý. Cơ chế của chúng là dùng những chiếc cốc chuyên dụng để đặt lên da người bệnh nhằm mục đích là tạo ra áp suất âm trong các cốc này và gây ra hiện tượng sung huyết mạch máu cục bộ.

Do đó sau khi giác hơi cơ thể lúc này đang rất yếu và nhạy cảm, các lỗ chân lông đang nở rộng để hít thở. Nếu  đột ngột xả nước tắm có thể làm nước thấm sâu đọng trong da, khiến vùng da bị tổn thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nên tốt nhất hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau khi thực hiện giác hơi nhé.

Sau khi giác hơi cơ thể lúc này đang rất yếu và nhạy cảm, các lỗ chân lông đang nở rộng để hít thở.

4. Tắm khi cơ thể mệt mỏi

Nhiều người cho rằng tắm lúc mệt mỏi sẽ giúp chúng ta phục hồi tinh thần minh mẫn, tỉnh táo nhanh chóng.Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi khi mệt mỏi, khả năng lưu thông và tuần hoàn máu giảm đi rất nhiều.  

Tắm nước lạnh có thể khiến mạch máu co lại, làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh và đột quỵ. Đồng thời, tắm nước nóng khi đang mệt sẽ khiến cơ thể dễ nóng lên, mạch máu giãn nở dễ dẫn đến suy tim. Nếu thân nhiệt trên 38 độ C, lượng calo tiêu thụ sẽ tăng khoảng 20%. Nếu tắm trong thời điểm này sẽ rất dễ làm cơ thể bị cảm lạnh, tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng do sức đề kháng kém. Điều này còn có thể dẫn tới đột quỵ, nặng thì ảnh hưởng đến tính mạng.

Tắm nước lạnh có thể khiến mạch máu co lại, làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh và đột quỵ.

Bài liên quan

News feed