Biến chủng Mu là gì?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 03/09/2021 12:46 (GMT +7)
Vào ngày 1/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo biến thể “Mu” có nguy cơ kháng vaccine và đang theo dõi biến chủng này.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

1. Biến chủng Mu là gì?

Biến chủng Mu có tên khoa học là B.1.621. Biến chủng này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu tháng 1/2021 tại Colombia. Đến 30/8/2021, Mu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bổ sung vào danh sách biến chủng Covid-19 cần theo dõi. 

2. Chủng Mu nguy hiểm ra sao?

Theo báo cáo của WHO, vào hồi đầu năm, tại Nam Mỹ và Châu Âu, biến chủng Mu đã gây ra một số chùm ca bệnh rải rác nhưng đến nay vẫn không làm lây lan mạnh như chủng Delta. Chính vì vậy, các nhà khoa học nhận định rằng, chủng này không phải là mối đe dọa lớn.

Biến chủng Mu chiếm đến 39% số ca mắc Covid-19 tại Colombia. Ảnh: ABC.
Biến chủng Mu chiếm đến 39% số ca mắc Covid-19 tại Colombia. Ảnh: ABC.

Nhưng đến 1/9, WHO đưa ra thông báo rằng, biến thể “Mu” có nguy cơ kháng vaccine do có đột biến gây hại cho sức khỏe và đã xuất hiện ở 1 số quốc gia. Do đó, biến chủng này được xếp vào nhóm biến chủng cần theo dõi, trong đó nhóm này bao gồm có Lambda, Eta, Iota, Kappa và Mu. 

Dù vậy, WHO cũng cho biết, hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể hơn về độc lực cũng như sự lây lan, do đó cần phải theo dõi và nghiên cứu kỹ hơn. Liên quan đến chủng này, giới khoa học cũng cho biết, hiện đang xem xét và nghiên cứu xem liệu biến chủng Mu có thể vượt qua hệ miễn dịch của vaccine hoặc kháng thể của những người từng mắc Covid-19 tạo ra hay không.

Giới khoa học nhận định cần thêm nghiên cứu để xác định mức độ nguy hiểm của biến chủng Mu đối với con người. Ảnh: Straits Times.
Giới khoa học nhận định cần thêm nghiên cứu để xác định mức độ nguy hiểm của biến chủng Mu đối với con người. Ảnh: Straits Times.

Chuyên gia tại Đại học Queensland tiến sĩ Paul Griffin cũng cho biết, giới y khoa đang xem xét khả năng lây bệnh của các chủng đối với những trường hợp đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Cũng như mối nguy hại của chủng mới Mu này. Nhưng ông nhận định rằng, tới hiện tại chưa có minh chứng khoa học cụ thể nào cho thấy, biến chủng Mu có khả năng kháng lại vaccine phòng Covid-19.

Báo cáo mới cùa WHO cũng cho biết, tần suất xuất hiện của biến chủng Mu tại các quốc gia trên thế giới đang giảm, hiện dưới 0,1%. Nhưng tại Colombia và Ecuador thì tỷ lệ này vẫn còn rất lớn, cụ thể ở mức 39% và 13%. Điều đáng nói ở 2 quốc gia này tỷ lệ vẫn đang có xu hướng tăng lên. Đồng thời tại Mỹ và Châu Âu thì biến chủng Mu cũng đã gây ra một số ổ lây nhiễm.

Biến chủng Mu là gì? - Ảnh 3

Theo đó, tất cả các virus trong đó có cả virus SARS CoV-2 qua thời gian đều đột biến, trong đó có 1 số đột biến vô hại. Nhưng lại có không ít các đột biến tăng độc lực và truyền nhiễm, gây hại cho sức khỏe con người cũng như công tác phòng dịch trở nên khó khăn hơn.

Liên quan đến vấn đề này, tiến sĩ Griffin cho biết, để ngăn chặn sự đột biến của virus thì cách tốt nhất là hạn chế sự lây lan của chúng trong cộng đồng.

Tại Châu Á, vào hôm qua 1/9 Nhật Bản đã chính thức công bố biến chủng Mu đã xuất hiện ở nước này. Cụ thể, Bộ y tế Nhật cho biết, trường hợp dương tính đầu tiên với biến chủng Mu là một phụ nữ đến từ UAE hôm 26/6. Trường hợp thứ 2 cũng là một phụ nữ nhập cảnh từ Anh vào ngày 5/7. Điều đáng nói, Japan Times đưa tin, 2 trường hợp này đều không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh khi đến sân bay.

2 trường hợp nhiễm biến chủng Mu tại Nhật Bản đều được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại sân bay. Ảnh: Japan Times.
2 trường hợp nhiễm biến chủng Mu tại Nhật Bản đều được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại sân bay. Ảnh: Japan Times.
Do đột biến nhanh, biến chủng SARS-CoV-2 có thể đặt tên theo các chòm sao Biến chủng Lambda là gì? Thuốc Molnupiravir là gì, hiệu quả trong việc điều trị Covid-19 ra sao?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp