Nội dung chính
Chó Poodle là một trong những giống chó cảnh được lựa chọn nhiều nhất hiện nay nhờ vẻ ngoài đáng yêu, dễ mến. Giống chó săn vịt này được biết đến vào khoảng 400 năm trước ở châu Âu. Đến thế kỷ 18, loài chó này dần trở thành "thú cưng" của nhiều gia đình nhờ vẻ đẹp riêng của nó và đặc biệt là rất dễ chăm sóc.
Lịch sử của chó Poodle từng được nghiên cứu và gây tranh cãi rất nhiều. Những ghi chép sớm nhất về giống chó này có thể được tìm thấy ở Châu Âu thế kỷ 14/15. Nguồn gốc của từ "Poodle" là từ "pudel" trong tiếng Đức, nghĩa là "thợ lặn" hoặc "chó lội nước". Nghĩa của từ này tương ứng với đặc điểm sinh học tự nhiên của giống chó Poodle, đó là rất giỏi bơi lội và săn mồi dưới nước.
Loài chó Poodle nổi tiếng với khả năng bơi lội đỉnh cao, chúng như những vận động viên bơi lội cừ khôi có thể bơi trong nước lạnh để săn chim, săn vịt và bắt cá trên mặt hồ. Nhờ trí thông minh nhanh nhẹn của chúng, những chú chó Poodle này còn được con người rèn luyện thêm để trở thành chó biểu diễn trong các đoàn kịch và rạp xiếc. Không những thế, giống Poodle được xem là giống chó của tầng lớp thượng lưu và hoàng gia ở Pháp.
Chó Poodle có kích thước trung bình với lớp lông xoăn mịn màng. Hộp sọ của nó hơi tròn kết hợp với nhiều đặc điểm ngoại hình "trời cho" như mõm dài, lưng thẳng, cổ dài trông rất duyên dáng. Mắt Poodle có hình bầu dục với màu đen nhánh hoặc nâu tây, bàn chân oval nhỏ nhắn với các ngón chân cong vừa phải. Hình dáng của Poodle được Thượng đế nhào nặn hoàn hảo với bờ mông tròn, cơ bắp đùi phát triển cân đối, dáng đi nhẹ nhàng, nhún nhảy bắt mắt.
Không có gì khó hiểu khi giống chó Poodle được đánh giá là có bề ngoài thanh lịch bậc nhất trong các giống chó. Vẻ ngoài của nó cũng rất đa dạng, Poodle màu sắc khác nhau như đen, xanh, bạc, xám, kem, mai, đỏ, trắng, nâu hoặc màu cafe sữa... tùy vào tình trạng màu da của chúng. Ví dụ, da màu bạc phù hợp với lông màu trắng.
Một trong những đặc điểm giúp những chú chó Poodle “lên ngôi” bảng xếp hạng giống chó đẹp nhất trên thế giới chính là bộ lông xù: chặt và xoăn dài. Bộ lông xù này cũng không rụng thường xuyên nên khá thích hợp cho những ai bị dị ứng lông chó.
Chó Poodle có chiều cao rất đa dạng:
Poodle nổi tiếng về sự thông minh và dễ huấn luyện. Chúng là những con chó hoạt bát, năng động, thích vui vẻ và ưa chạy nhảy, chính vì thế, Poodle luôn là một trong những giống chó cảnh được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Tuy vậy, Poodle cũng rất nhạy cảm và đôi khi chúng có thể bộc phát thói quen xấu như sủa nhiều, cào cấu nếu bị phớt lờ hoặc bỏ mặc.
Những chú chó nhỏ hơn có thể hung dữ với những người không phải là gia đình của chúng hoặc với những chú chó khác. Dù có thân hình nhỏ bé nhưng chú Poodle có thể bảo vệ ngôi nhà và những người chủ tốt bụng của mình. Bạn đừng ngạc nhiên về điều này. Bởi vì thực chất, dù bề ngoài yểu điệu và thanh lịch là vậy, tổ tiên của Poodle vần là những chú chó săn mang hình hài dễ mến. Điều quan trọng là bạn phải cho chúng tập thể dục và kiên trì huấn luyện để chúng có thể trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời.
Giống Poodle được chia làm 4 loại:
Ngoài những chú chó Poodle thuần chủng, còn có những giống Poodle lai như chó lai Nhật, chó lai Phốc sóc, chó lai Bắc Kinh, chó lai Toy Poodle Cocker Spaniel…
Poodle được chia làm 3 loại: Chó xù tiêu chuẩn, chó xù mini và chó xù siêu nhỏ.
Trong số này, giống chó xù nhỏ được nuôi phổ biến hơn vì kích thước trung bình và vừa vặn. Hai giống còn lại Tiny Poodle và Teacup Poodle, dù cũng rất phổ biến nhưng không được công nhận vì chúng đều là những chú chó sinh non của Poodle nên có tuổi thọ không dài. Dù vậy, hai loại chó này vẫn được rất nhiều người yêu thích vì sở hữu vóc dáng dễ thương, dễ mến.
Dù có ngoại hình nhỏ bé nhưng giống chó Poodle được xem là giống chó thông minh thứ 2 trên thế giới (sau Border Collie). Ngay từ khi còn nhỏ, giống chó này đã bộc lộ được những ưu điểm như học và ghi nhớ rất nhanh hàng trăm khẩu lệnh. Do đó, nếu bạn là người lần đầu nuôi chó, việc huấn luyện những chú Poodle sẽ không quá khó khăn.
Poodle có đặc điểm rất quan tâm và thích quấn lấy chủ của nó để nô đùa. Sự trung thành và vui vẻ của chúng là điều được nhiều người yêu thích, đây cũng là yếu tố giúp chúng ta giảm stress, làm việc hiệu quả hơn.
Là giống chó có trí thông minh vượt bậc và khả năng kiểm soát cơn hung dữ rất tốt, Poodle sẽ giúp bạn yên tâm hơn mỗi khi có bạn bè đến nhà chơi. Nó sẽ không sủa ầm ĩ vô tội vạ khiến bạn mất mặt. Chưa kể, sự sôi nổi, hoạt bát của Poodle như một đứa trẻ ngây thơ sẽ luôn tạo ra niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
Poodle có thể nói là một trong những giống chó thích nghi rất tốt với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Chúng ít gặp các vấn đề sức khỏe hơn so với những chú chó khác. Poodle cũng không phải là chú chó kén ăn. Cơm, cháo, thức ăn hạt, sữa hay bánh snack… chúng đều có thể ăn được. Có lẽ vì thế mà chi phí chăm sóc một Poodle thấp hơn rất nhiều so với những dòng chó khác.
Poodle gần như chúng không rụng lông hoặc rụng rất ít, vì thế, khi nuôi chúng bạn sẽ không cần lắng về việc lông chó bám đầy trên đồ đạc hay hít phải lông chó. Do đó, giống chó Poodle rất phù hợp để nuôi trong gia đình có người già, trẻ nhỏ, người có tiền sử về bệnh hô hấp, dị ứng lông động vật...
Poodle được chia thành nhiều loại khác nhau, từ kích thước nhỏ đến lớn, nhiều màu lông đa dạng. Tùy vào sở thích, điều kiện sinh hoạt bạn có thể chọn cho mình 1 kích cỡ và màu sắc phù hợp.
Poodle nổi trội về tính cách thông minh và linh hoạt. Chúng rất tăng động, tinh nghịch và thích được chủ cưng chiều. Do đó, khi nuôi một chú Poodle, bạn cần đảm bảo môi trường sinh hoạt của thú cưng luôn được thoáng mát và sạch sẽ, tránh nắng nóng trực tiếp. Bạn cũng nên hạn chế đưa chúng ra ngoài nếu trời lạnh, trong trường hợp bắt buộc thì nên thường xuyên giữ ấm cho Poodle khi đi ra ngoài.
Bên cạnh đó, vì là loài chó hay đùa nghịch và lại rất nhạy cảm nên bạn nên dành cho loài Poodle khoảng từ 15 - 30 phút/ mỗi ngày đi dạo hay chơi đùa cùng, đừng bỏ chúng một mình vì điều này có thể ảnh hưởng tới tâm lý của Poodle.
Thời tiết thất thường có thể khiến Poodle bị nhiễm lạnh, dẫn đến cảm lạnh và ho. Nếu kéo dài tình trạng này có thể gây viêm phế quản và viêm phổi. Trong trường hợp nặng hơn, Poodle sẽ mắc phải hen suyễn, bệnh truyền nhiễm viêm phế quản.
Tình trạng ho ở giống chó này cũng có thể xảy ra khi vô tình hít phải vật lạ. Trong trường hợp này bạn cần đưa Poodle đến ngay bệnh viện thú y gần nhất để nhanh chóng khám và điều trị bệnh.
Dù không rụng quá nhiều lông như các giống chó khác nhưng Poodle cần được vệ sinh và chải thường xuyên. Lông cần được tỉa thường xuyên tránh mọc dài đâm vào tai, mắt, mũi, miệng hoặc các bộ phận bài tiết gây ra bệnh.
Bên cạnh đó, nếu bạn phát hiện vì một lý do nào đó mà lông chó bị rụng dần đi thì đặc biệt lưu tâm, vì có thể đây là biểu hiện bệnh lý về da của cún. Có thể là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng như protein hoặc vitamin, dẫn đến rụng lông, hoặc cũng có thể do tình trạng nấm, viêm da.
Để hạn chế tình trạng trên, bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, tẩy giun định kỳ, vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó, nhất là vào những lúc chuyển mùa.
Bệnh xương khớp thường gặp ở chó Poodle khi khớp hông bắt đầu yếu đi hoặc hoạt động kém hơn. Tình trạng này có thể do di truyền hoặc cường độ vận động mạnh, tốc độ tăng trưởng cao bất thường. Tình trạng này rất khó phát hiện ở những Poodle 5 tháng tuổi, vì vậy bạn cần theo dõi tình trạng đi lại của chúng, nếu thất bất thường phải hỏi ngay ý kiến bác sĩ để khám chữa kịp thời.
Poodle là giống chó có hệ tiêu hóa yếu nên rất dễ mắc phải các vấn đề về đường ruột. Nếu không đưa đi khám mà để quá lâu, chúng có thể thiếu chất, còi cọc, dần bị kiệt sức và chết. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên cho chó đi tẩy giun đầy đủ cũng như khám sức khoẻ định kỳ để phòng tránh bệnh.
Với giống Poodle, bạn cần chú ý đến độ tuổi của loài chó này để chọn thức ăn cho phù hợp.
Để huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ, bạn có thể tham khảo các bước sau:
Lặp đi lặp lại các bước này hàng ngày (tầm khoảng 10-15 ngày). Chú ý không bỏ cuộc giữa chừng. Để dạy một chú Poodle đi vệ sinh đúng chỗ, người nuôi cần phải thật kiên trì, bình tĩnh vì sẽ có rất nhiều tai nạn diễn ra trong suốt quá trình tập luyện.
Bạn có thể huấn luyện Poodle đi đứng chỉ bằng 2 chân sau vì chúng có trọng lượng vừa phải nên khi đứng bằng hai chân không bị đổ dồn quá nhiều gây mất cân bằng.
Duy trì việc luyện tập này nhiều lần trong một khoảng thời gian là chúng sẽ thành thạo.
Để huấn luyện Poodle tha đồ về cho bạn, cần sử dụng những món đồ chơi mà chúng hay chơi.
Các lần tiếp theo bạn ném đồ nhưng không cần chạy lại tranh đồ nữa. Poodle sẽ đuổi theo cắp đồ và chạy về phía bạn. Lúc này lặp lại thao tác ra hiệu lệnh “nhả”. Mỗi lần chú cún Poodle làm tốt, hãy khen thưởng cho chúng bằng một chút đồ ăn ngon.
Chó Poodle trong thời kỳ mang thai cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng cảm xúc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cho chúng tập đi bộ mỗi ngày để có thể dễ dàng sinh sản hơn. Đây là bước rất quan trọng để chúng tránh tình trạng đẻ non hay béo phì sau khi sinh.
Thông thường, Poodle từ 6 – 12 tháng tuổi là đã có thể giao phối và sinh sản. Đây là thời điểm mà buồng trứng của chúng đã hoàn thiện và sẵn sàng cho việc sinh nở. Thời điểm chính xác còn phụ thuộc trực tiếp vào thời điểm động dục cụ thể của chú Poodle mà bạn nuôi.
Tương tự như các giống chó khác, chu kì mang thai của chó Poodle giống chó này thường kéo dài khoảng 9 tuần và chia ra làm 3 giai đoạn: đầu, giữa và cuối. Mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 3 tuần, tùy vào cơ địa của Poodle mà chúng có thể sinh sớm hoặc muộn hơn so với thời gian dự kiến. Ở mỗi thời điểm thai kì, Poodle sẽ có biểu hiện riêng đòi hỏi chủ nuôi phải quan tâm, chăm sóc chu đáo để quá trình mang thai diễn ra được suôn sẻ, thuận lợi và khỏe mạnh.
Biểu hiện của Poodle sắp sinh nở là chán ăn, luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, thường xuyên đi xung quanh đánh hơi tìm chỗ đẻ, thở dốc, lộ rõ vẻ đau đớn, thai trong bụng động đậy bắt đầu dịch chuyển xuống dưới...
Thường thời gian sinh nở của Poodle hay diễn ra vào buổi tối trong vòng khoảng 3, 4 tiếng. Bạn nên nhờ người có kinh nghiệm đỡ đẻ và theo dõi suốt quá trình phòng trường hợp chó mẹ khó sinh hay đè vào chó con.
Bạn nên đặc biệt để ý những bài tập thể dục của Poodle. Bởi chúng sẽ dễ trở nên uể oải và tỏ ra mệt mỏi nếu không được ra ngoài mà chỉ có thể ở trong không gian bị hạn chế.
Bạn có thể dành khoảng 30 phút – 1 giờ mỗi ngày để tập thể dục, chơi đùa hoặc dắt chó đi dạo và hít thở không khí. Điều này sẽ làm tâm trạng cún cưng trở nên tốt và năng động hơn.
Chú chó nào cũng thích được chủ cưng nựng, yêu thương. Nhưng bạn cũng không nên chiều chuộng poodle quá nhiều vì điều này có thể khiến các em ấy không nghe lời, khó hình thành tính kỉ luật, hay cắn xé và sau này hình thành thói quen xấu. Do đó, để đảm bảo tính cách của Poodle luôn đáng yêu và gần gũi, bạn cần chăm sóc và nuôi dạy nó đúng cách.
Chó Poodle giá bao nhiêu? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều điểm bán chó Poodle. Tuy nhiên giá chó Poodle là bao nhiêu còn phụ thuộc vào kích thước, màu sắc và nguồn gốc.
Thông thường giống chó Poodle cỡ càng nhỏ thì giá càng cao. Cụ thể:
Các mức giá mua chó Poodle trên chỉ mang tính tham khảo. Tuy nhiên, mếu bạn muốn tìm kiếm chó nhân giống thì nên lựa chọn mua chó Poodle loại chất lượng cao, gia phả uy tín.
Bình luận