Hà Kiều Anh có thể không phải công chúa, nhưng chắc chắn gia thế của cô xứng đáng 4 chữ "Trâm Anh Thế Phiệt"

Alex Đăng lúc: Thứ tư, 30/06/2021 10:36 (GMT +7)
Những ngày qua công chúng vẫn chưa thôi bàn luận về chuyện nguồn gốc tổ tiên của hoa hậu Hà Kiều Anh, sau khi cô đăng bài nhận mình là công chúa triều Nguyễn.

Ngay sau khi thông tin được hoa hậu Hà Kiều Anh chia sẻ trên trang FB cá nhân về việc cô là "Công chúa đời thứ 7" của triều Nguyễn, khi bà nội Nguyễn Tăng Diệu Hương của cô là con gái bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh, tức con cháu hoàng tử thứ 11 của vua Minh Mạng là Tuy Lý Vương Hương Ngãi.

Thông tin này đã khiến dư luận một phen xôn xao, thậm chí  một số hậu duệ chính thất của nhà Nguyễn đã lên tiếng phản bác và cho rằng hoa hậu Hà Kiều Anh chưa đủ "tiêu chuẩn" để được coi là Công chúa.

Sự việc chưa có kết luận cuối cùng, chuyện Hà Kiều Anh là Công chúa có thể đúng hoặc sai. Nhưng gia thế và xuất thân của Hoa hậu Việt Nam 1992 chắc chắn xứng đáng với 4 chữ "Trâm Anh Thế Phiệt".

Nhà nội là kết hợp của dòng dõi hoàng tộc, quan chức chính phủ và trí thức bậc cao

Như đã nói ở trên, bà nội của Hà Kiều Anh là con gái trong gia đình hoàng tộc có họ hàng "dây mơ rễ má" xa xôi với vua Minh Mạng. Dẫu có  hơi xa nhưng vẫn là trong họ tộc (điều này chính hậu duệ chính thất nhà Nguyễn cũng không phủ nhận).

Ông nội của Hà Kiều Anh chính là đại tá danh tiếng Hà Văn Lâu, nhà ngoại giao đình đám, từng là đại sứ của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc. Ông từng cùng cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Tạ Quang Bửu tham dự Hội nghị Giơnevơ lịch sử để lập lại hòa bình tại Việt Nam năm 1954.

Ông bà nội của hoa hậu Hà Kiều Anh: Nhà ngoại giao Hà Văn Lâu và bà Nguyễn Tăng Diệu Hương.
Ông bà nội của hoa hậu Hà Kiều Anh: Nhà ngoại giao Hà Văn Lâu và bà Nguyễn Tăng Diệu Hương.

Có giai thoại ít người biết về "tướng ngoại giao" huyền thoại Hà Văn Lâu khi ông chính là người phát minh ra đôi dép râu gắn liền với bước chân bách chiến bách thắng của anh bộ đội Cụ Hồ. Đôi dép râu (dép Bình Trị Thiên) hay đôi dép cao su, "đôi dép Bác Hồ" bắt nguồn từ chính ông nội của Hà Kiều Anh.

Bố đẻ của Hà Kiều Anh là ông Hà Tăng Lâm, một kỹ sư điện tài năng có đóng góp nhiều vào ngành điện, thủy điện của nước nhà.

Ông Hà Tăng Lâm (áo đen đang ngồi) - bố đẻ của Hà Kiều Anh.
Ông Hà Tăng Lâm (áo đen đang ngồi) - bố đẻ của Hà Kiều Anh.

Nhà ngoại xuất thân gia giáo, quan chức cấp cao và có mẹ là doanh nhân tiếng tăm.

Ông ngoại của Hà Kiều Anh là ông Vương Quốc Mỹ, nguyên thứ trưởng Bộ xây dựng Việt Nam, ông cũng là một kiến trúc sư danh tiếng. Bà ngoại của Hà Kiều Anh cũng là một tiểu thư Hà Nội gốc trong một gia đình giàu có đất Hà Thành.

Gia đình nhà ngoại của hoa hậu Hà Kiều Anh (bà ngoại và mẹ ngồi giữa).
Gia đình nhà ngoại của hoa hậu Hà Kiều Anh (bà ngoại và mẹ ngồi giữa).

Bà Vương Kiều Oanh, mẹ ruột của hoa hậu Hà Kiều Anh là người có cá tính mạnh mẽ, từng tốt nghiệp khoa Vô tuyến Điện của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1977. Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với bố Hà Kiều Anh, bà đưa con vào Sài Gòn lập nghiệp và quyết không nhờ vả danh tiếng của bố mẹ. Sau nhiều nỗ lực không biết mệt mỏi, bà đã vươn lên thành một nữ doanh nhân tiếng tăm, hiện tại bà Vương Kiều Oanh là Tổng giám đốc Công ty TNHH Vương Anh.

Bà Vương Kiều Oanh (ngoài cùng bên phải) trong bức ảnh 4 thế hệ phụ nữ nhà hoa hậu Hà Kiều Anh.
Bà Vương Kiều Oanh (ngoài cùng bên phải) trong bức ảnh 4 thế hệ phụ nữ nhà hoa hậu Hà Kiều Anh.

Xuất thân nội ngoại đều có gia thế "khủng" như vậy, nhưng ít ai nghĩ được rằng, tuổi thơ của hoa hậu Hà Kiều Anh vô cùng gian khó khi mẹ cô quyết vào Sài Gòn khởi nghiệp với hai bàn tay trắng. Cái nghèo khó khiến Hà Kiều Anh phải tự lập từ rất sớm. Hoa hậu từng làm đủ nghề để kiếm sống như: làm nhang, dệt len, đan lồng đèn …

Nhan sắc khi đăng quang của hoa hậu Hà Kiều Anh.
Nhan sắc khi đăng quang của hoa hậu Hà Kiều Anh.

Bước ngoặt cuộc đời của thiếu nữ Hà Kiều Anh khi ấy chính là việc cô ghi danh tham dự thi hoa hậu năm 1992. Cô đăng quang ngôi vị cao nhất tại cuộc thi Hoa hậu báo Tiền Phong lần thứ 3 vào ngày 20 tháng 9 năm 1992 tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Thành phố Hồ Chí Minh, năm đó cô mới 16 tuổi, và là hoa hậu trẻ nhất trong lịch sử cuộc thi này đến nay.

Gia đình viên mãn hiện tại của hoa hậu Hà Kiều Anh.
Gia đình viên mãn hiện tại của hoa hậu Hà Kiều Anh.

Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với đại gia Nguyễn Gia Thiều. Hà Kiều Anh nên duyên cùng doanh nhân Huỳnh Trung Nam. Ông Nam là thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH), đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lạc Việt. Ông còn là Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa Malta. Hiện tại, hoa hậu Hà Kiều Anh đang vô cùng hạnh phúc khi nhiều lần khoe gia đình hoàn hảo cùng chồng và 4 người con (người con đầu là con trai riêng của ông Nam) trong cuộc sống giàu sang, viên mãn.

Hậu duệ nhà Nguyễn xin Hà Kiều Anh "cẩn trọng với lịch sử" khi cô khẳng định mình thuộc "dòng dõi vua chúa" Hoa hậu Hà Kiều Anh đáp trả khi bị hậu duệ nhà Nguyễn phủ nhận việc là "công chúa đời thứ 7" Hà Kiều Anh tiết lộ mối quan hệ với con riêng của chồng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp