Hành trình đầy nước mắt của người mẹ nuôi con trai tự kỷ từng 2 lần bị cô giáo đuổi học

Alice Pham Đăng lúc: Thứ tư, 06/04/2022 14:54 (GMT +7)
"Khi cả thế giới quay lưng với con thì mẹ vẫn ở bên con", chị Hoàng Thị Hiên đã cùng con trai tự kỷ vượt lên số phận bằng tình yêu vô điều kiện như thế.
Hashtag #TikTokDieuKy #Việc tử tể #NEWS #Nóng trên MXH

Câu chuyện về một người mẹ dành tình yêu thương, sự tận tâm hết mình cho đứa con trai nhỏ bị tự kỷ vượt lên khỏi số phận đã chạm đến trái tim của hàng triệu người.

Chị Hoàng Thị Hiên ngụ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Chị lấy chồng năm 26 tuổi và có con trai Quốc Anh một năm sau đó. Chị cho biết, từ nhỏ con trai đã rất khó ngủ, 18 tháng ngồi chưa vững và cũng chẳng biết đi, đau ở đâu cũng không biết kêu, khó kiểm soát tay chân. Lần nào chị đưa con trai đi cắt tóc cũng phải dùng hết sức mới giữ nổi chân tay để con khỏi quẫy đạp, gào khóc. Tuy nhiên khi ấy chị Hiên chỉ biết nuôi và chăm con theo bản năng mà không biết đó là những dấu hiệu của căn bệnh tự kỷ.

Chị Hoàng Thị Hiên và con trai
Chị Hoàng Thị Hiên và con trai

Phải đến khi con 2 tuổi, nhận thấy Quốc Anh chưa biết nói, chị Hiên mới đưa con đến vài bệnh viện mới được các bác sĩ kết luận rằng con trai cô chậm phát triển so với lứa tuổi. Chị Hiên sau đó cũng cho Quốc Anh đi học mẫu giáo. Nhưng chỉ sau 5 ngày, nhà trường trả con chị về và nói thẳng: "Em đem con về đi chữa chứ không học được đâu".

Khi cho Quốc Anh đi học trong lớp cậu bé thường có tư thế ngồi khom lưng, nghiêng bên nọ, ngả bên kia như người không xương khiến các bạn sợ hãi và xa lánh, đến nhiều phụ huynh cũng phản ánh không thích con mình học chung lớp với Quốc Anh. Lúc này, chị đành lặng lẽ bế con về.

Về nhà, chị Hiên lùng sục tài liệu trên mạng và hiểu đây là hội chứng tự kỷ. Chị càng tuyệt vọng hơn khi đọc được cuốn sách nói rằng "chứng tự kỷ không thể chữa khỏi và các con khó có cuộc sống bình thường". Thế nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh, Hiên bắt đầu quan sát và lắng nghe xem con thực sự cần gì, sau đó xây dựng giáo án dựa vào sự thay đổi tính cách và tâm sinh lý của con.

Chị nhận thấy, với trẻ bình thường, có những kỹ năng không ai bảo cũng biết hoặc chỉ nhắc qua vài lần, còn với trẻ tự kỷ, có thể một từ, một hành động, phải lặp đi lặp lại hàng nghìn lần.

Chị Hiên bàng hoàng khi biết con trai mắc hội chứng tự kỷ.
Chị Hiên bàng hoàng khi biết con trai mắc hội chứng tự kỷ.

Chị Hiên cùng chồng mình lập kế hoạch học nói cùng con mọi lúc, mọi nơi, từ lúc mở mắt đến khi đi ngủ. Biết Quốc Anh thích cá, chị ra chợ mua cá vàng về thả vào chậu, rồi chỉ rõ cho con biết từng bộ phận của cá, muốn sờ vào cá thì phải học cách gọi tên nó.

Chị cũng tự làm những thẻ bài cho con học màu sắc, thứ tự, số đếm..., bật video ca nhạc rồi cho con múa và ê a theo. Hằng ngày, vợ chồng chị đưa con trai ra ngoài chơi để rèn luyện khả năng tập trung. Cậu bé được dạy về cây lá, về loài chim bay trên trời. Mỗi ngày được học thêm vài từ mới, trải nghiệm mới, dần dần tay chân Quốc Anh cũng trở nên thành thạo và linh hoạt hơn.

Nhờ sự kiên trì, cộng với cách giáo dục khéo léo và kỷ luật của bố mẹ, Quốc Anh đã thành thạo những hành động đơn giản nhất như uống nước, xúc cơm, chải tóc... Lên 4 tuổi, đúng vào ngày ông Công ông Táo, con trai Hiên bỗng bật tiếng "Cá" khi thấy mẹ đang sắp lễ trên bàn thờ. Khoảnh khắc này khiến Hiên không kìm nỗi nước mắt. Lớn thêm chút nữa, Quốc Anh đã biết vỗ về mẹ khi thấy mẹ buồn khóc vì mình. Cậu tự mình vẽ một bức tranh tự tô trên lớp, dúi tranh vào người mẹ và nói: "Con yêu mẹ, con hứa sẽ không làm mẹ buồn nữa".

Vào lớp 1, Quốc Anh được cho lên lớp để hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Thời gian đầu, con chị Hiên chỉ ngồi khóc. Cô giáo cũng gọi Hiên đến để trả cậu bé về, thế nhưng người mẹ đã từ bỏ lòng tự trọng để xin cô giáo cho con trai được ở lại học và xin phép được ở lại lớp với con thêm 30 phút đầu buổi học. Kết quả, sau một tháng, Quốc Anh đã không còn khóc mỗi khi mẹ đứng dậy đi về nữa.

Quốc Anh rất yêu thương em mình
Quốc Anh rất yêu thương em mình

Cũng trong những ngày đầu đến lớp, vì ít giao tiếp nên Quốc Anh thường bị bạn bè trêu chọc, ngày nào hầu như cũng có vết cào cấu trên người. Biết chuyện, Hiên cũng nhiệt tình tham gia các sự kiện gì của lớp con trai mình, còn bỏ tiền túi mua bánh kẹo, đồ chơi cho các bé. Nhiều lần có cơ hội gặp những đứa trẻ hay đánh con trai mình, chị tâm lý nói: "Quốc Anh bị thế cũng buồn lắm, các con đừng đánh, làm bạn buồn thêm nhé". Từ sau lần ấy, những buổi sinh hoạt tiếp theo, Quốc Anh đều về nhà vui vẻ và không còn khóc vì bị bạn bè bắt nạt.

Ở tuổi 12, Quốc Anh đã là cậu bé chững chạc và cởi mở hơn với mọi người, không còn có nhiều hành động tự làm tổn thương mình hay cáu giận nữa. Quốc Anh còn tự giác giúp mẹ nấu cơm, làm việc nhà, đi chợ. Em gái út mới sinh được 5 tháng cũng rất yêu quý anh.  

Nói về 12 năm đồng hành cùng con đầy nước mắt, chị Hiên nói: "Vì con, tôi phải cố gắng". Với chị Hiên, có lẽ không điều gì quan trọng bằng tình yêu thương khi đối xử với con trai mình, đặc biệt cậu bé lại đang bị xã hội xa lánh bởi hội chứng tự kỷ. Trải qua bao sóng gió, chị Hiên càng thêm niềm tin vào cuộc sống và vững tin rằng mỗi đứa trẻ xuất hiện trên đời đều có một sứ mệnh đặc biệt.

Ra mắt ứng dụng điện thoại giúp phụ huynh tự phát hiện dấu hiệu tự kỷ của trẻ Tự kỷ ở trẻ em được phát hiện qua võng mạc Cảm động người chồng không có tay đành dùng chân chăm sóc vợ nằm viện Cảm động câu chuyện mẹ đơn thân làm nghề cân dạo nuôi con thành Tiến sĩ tại Pháp Câu chuyện cảm động phía sau hình ảnh bé gái lớp 4 địu em đến trường ở Lai Châu
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp