Loại giấy tờ quan trọng mà người dùng CMND 9 số đổi CCCD gắn chip phải có

Kelly Tran Đăng lúc: Thứ năm, 29/04/2021 16:34 (GMT +7)
Khi đi đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang căn cước công dân gắn chip, công dân cần phải chuẩn bị kĩ càng loại giấy tờ này.
Hashtag #Căn cước công dân #NEWS #Nóng trên MXH

Hiện nay, người dân ở nhiều tỉnh, thành đang tích cực đi đổi căn cước công dân gắn chip. Trong số đối tượng được ưu tiên có cả những người đang dùng chứng minh nhân dân 9 số. Theo đó, đối với những trường hợp này, mọi người cần phải lưu ý xin trước loại giấy tờ này để có thể chủ động trong việc đổi thẻ và thực hiện các thủ tục hành chính, nhờ đó tránh tình trạng mất nhiều thời gian, công sức đi lại.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân quy định, số thẻ căn cước công dân là số định danh cá nhân. Nó sẽ gồm dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Trong khi đó, chứng minh nhân dân 9 số lại không phải mã định danh cá nhân. Vì vậy, để đổi số và thuận tiện hơn trong các giao dịch với cơ quan hành chính, ngân hàng… người dân cần xin giấy xác nhận số chứng minh nhân dân.

Loại giấy tờ quan trọng mà người dùng CMND 9 số đổi CCCD gắn chip phải có  - Ảnh 1

Theo Thông tư 40/2019/TT-BCA, giấy xác nhận số chứng minh nhân dân sẽ được cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ cấp cho công dân khi đi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân. 

Tuy nhiên, trong trường hợp công dân không nhận được thì có thể gửi văn bản đề nghị cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân, xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan quản lý căn cước công dân nơi đã làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Theo quy định, thời gian cấp lại sẽ là 07 ngày làm việc. Tuy nhiên hiện nay, trên thẻ căn cước công dân mẫu mới có mã QR ở mặt trước của thẻ nên chỉ cần quét mã là sẽ hiển thị thông tin về họ và tên của người cấp, số chứng minh nhân dân cũ... Chính vì vậy, ở một số tỉnh sẽ không cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân mà thường giao cho các Sở, ban ngành khai thác thông tin trong mã QR code trên thẻ căn cước công dân gắn chip để thay thế khi giao dịch hành chính, dân sự.

Loại giấy tờ quan trọng mà người dùng CMND 9 số đổi CCCD gắn chip phải có  - Ảnh 2

Tuy căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu việt hơn chứng minh nhân dân, nhưng nếu xét về quy định, những người có chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định thì không cần bắt buộc phải đổi ngay. Tuy nhiên, khi công dân có yêu cầu thì vẫn được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Nhưng sau khi Luật Căn cước công dân có hiệu lực thi hành, chỉ có 16 tỉnh, thành phố Trung ương cấp căn cước công dân mã vạch, còn lại vẫn tiếp tục cấp chứng minh nhân dân.

Loại giấy tờ quan trọng mà người dùng CMND 9 số đổi CCCD gắn chip phải có  - Ảnh 3

Vì thế, theo tinh thần của Luật này, những người đang sử dụng CMND 9 số, nếu còn hạn sử dụng vẫn được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn 15 năm theo quy định. Mọi người có nhu cầu đổi hoặc thẻ bị sai sót, mất, hỏng… thì mới phải đi đổi sang căn cước công dân.

Lưu ý, trước khi đi đổi căn cước công dân gắn chip, mọi người nên tìm hiểu từ trước các loại giấy tờ cần thiết để tránh mất thời gian làm thủ tục.

Những cách quét thông tin Căn cước công dân gắn chip dễ dàng với điện thoại Dân tình trầm trồ trước nhan sắc của "nam thần căn cước", hóa ra là người quen Chưa có căn cước công dân, thí sinh có được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT không?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp