Ngày lễ Vu Lan 15/7: Nguồn gốc, ý nghĩa, sự khác biệt ở hai miền Nam - Bắc

Lệ Nguyễn Đăng lúc: Thứ tư, 04/08/2021 15:08 (GMT +7)
Ngày lễ Vu Lan 15/7 Âm lịch là dịp lễ báo hiếu, đồng thời là ngày xá tội vong nhân.
Hashtag #Lễ Vu Lan - Rằm tháng bảy #NEWS #Nóng trên MXH

Ngày lễ Vu Lan là ngày gì?

Ngày lễ Vu Lan từ lâu đã trở thành một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Lễ Vu Lan rơi vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là dịp để mỗi người con nhớ về cha mẹ, những người có ơn sinh thành với mình, đồng thời là ngày lễ xá tội vong nhân cho những linh hồn trong địa ngục hay đang lang bạt không người thân thích.

Năm nay, 2021, ngày lễ Vu Lan vào Chủ nhật, ngày 22/8 Dương lịch.

Ngày lễ Vu Lan 15/7 năm nay vào chủ nhật.
Ngày lễ Vu Lan 15/7 năm nay vào chủ nhật.

Sự tích ngày lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan (Rằm tháng 7 Âm lịch) bắt nguồn từ truyền thuyết của Phật giáo về tích Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên vốn là tu sĩ ngoại đạo nhưng sau này quy y cửa phật ông đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông quảng đại. Khi mẹ ông - bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên muốn biết tình hình mẹ mình như thế nào nên đã dùng phép nhìn khắp thế gian. Vì lúc sinh thời, bà Thanh Đề gây ra nhiều tội ác nên sau khi qua đời phải chịu cực hình nơi cảnh giới địa ngục. Thấy mẹ mình thân thể tiêu tụy vì đói khát, Mục Kiều Liên không khỏi xót thương. Ông đã đem cơm cúng dường xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ.

Lễ Vu Lan xuất phát từ truyền thuyết Phật giáo về Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
Lễ Vu Lan xuất phát từ truyền thuyết Phật giáo về Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Tuy nhiên do xung quanh toàn là quỷ đói lâu ngày không được ăn nên mẹ Mục Kiều Liên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm đi không cho các cô hồn khác động đến. Vì vậy mà bát cơm lên đến miệng thì bị hóa thành lửa đỏ, không thể nào ăn được.

Lúc này, Mục Kiền Liên quay về xin Phật chỉ các cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông được. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của các chư tăng khắp mười phương mới cầu mong cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh các chư tăng, hãy sắm lễ cúng vào ngày đó”.

Mục Kiền Liên nghe theo lời Phật dạy thành công cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Phật lại day: “Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng làm theo cách này”. Lễ Vu Lan (15/7 Âm lịch) ra đời từ đó.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Theo quan điểm của Phật giáo, mỗi người đều trải qua luân hồi chuyển kiếp vì vậy họ không chỉ có cha mẹ trong đời này mà còn nhiều cha mẹ trong đời khác, kiếp khác. Theo ý này, Vu Lan mang ý nghĩa là sự báo hiếu: Trong ngày Vu Lan, mọi người cùng nhau sửa soạn để đến chùa thành tâm cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được giải thoát. Và cầu nguyện cho cha mẹ ở hiện tại được luôn mạnh khỏe và bình an. 

Ý nghĩa thứ hai: Lễ Vu Lan (15/7 âm lịch) còn là ngày xá tội vong nhân, tức ngày Diêm Vương mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Vì vậy, bên cạnh việc tụng kinh để cứu khổ cho cha mẹ nhiều đời, lễ Vu Lan còn là dịp để cầu nguyện cho cả cho tất cả vong linh ngạ quỷ được tiêu trừ tội chướng, cứu độ hết thảy chúng sinh. Vì thế lễ Vu lan còn được gọi là lễ cúng cô hồn. Tháng Bảy Âm lịch cũng được gọi là tháng cô hồn.

Ngày lễ Vu Lan 15/7: Nguồn gốc, ý nghĩa, sự khác biệt ở hai miền Nam - Bắc - Ảnh 3

Ý nghĩa thứ ba: Lễ Vu Lan là một dịp để thể hiện sự báo ân. Theo đạo Phật, người phật tử quan niệm có 4 ân lớn đó là ân Cha mẹ, ân Thầy tổ, ân Quốc gia và ân Chúng sinh. Do đó, Vu Lan chính là lễ hội tri ân và báo ân của người con Phật, mọi người tụng kinh, lễ Phật, phóng sinh... làm nhiều điều thiện lành để đền đáp, tỏ lòng tri ân của người Phật tử.

Ý nghĩa thứ tư: Lễ Vu Lan chính là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người, trong cuộc sống hiện tại của chúng ta phải luôn nhớ tới công ơn sinh thành - dưỡng dục của cha mẹ, sống hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm cha mẹ khi ốm đau, già yếu.

Mâm cúng ngày lễ Vu Lan

Tùy truyền thống của mỗi gia đình, mâm cúng lễ Vu Lan (15/7 Âm lịch) có thể chuẩn bị đồ mặn hoặc đồ chay. Cũng không cần chuẩn bị mâm cúng quá cầu kỳ, quan trọng hơn cả là đồ cúng lễ phù hợp với hoàn cảnh gia đình, cốt thể hiện được tấm lòng thành kính của mình.

Theo quan điểm của Phật giáo, mâm cỗ chay thanh tịnh dâng lên cha mẹ, tổ tiên trong ngày lễ Vu Lan sẽ giúp tích lũy công đức cho người còn sống và hồi hướng được công đức cho người đã mất.

Ngày lễ Vu Lan 15/7: Nguồn gốc, ý nghĩa, sự khác biệt ở hai miền Nam - Bắc - Ảnh 4

Mâm cỗ chay thường có những món dễ làm như xôi, cơm chiên hạt sen, cơm cuộn, nem đậu gà, chả giò chay, cải thìa xào nấm, đậu hũ sốt tương, thịt quay chay, canh khổ qua nấu nấm…

Với các gia đình cúng mặn, mâm cỗ cúng có thể chuẩn bị các món truyền thống của người Việt như: xôi gấc, bánh chưng, giò chả, nem rán, món xào,... Tuy nhiên, vì lễ Vu Lan còn mang ý nghĩa cứu độ chúng sinh, nên cần hạn chế cỗ bàn linh đình, giết mổ bừa bãi. 

Gợi ý mâm cúng mặn trong mùa Vu Lan.
Gợi ý mâm cúng mặn trong mùa Vu Lan.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm: hoa quả (chọn 5 loại quả tươi, sạch, không bị úng thối), tiền vàng mã, muối hạt sạch, một ít gạo tẻ, hương thắp, trầu cau (lá trầu và quả cau phải đẹp, không được sứt mẻ hoặc bị rách), bánh kẹo các loại, nước, bỏng ngô, bỏng gạo, khoai lang luộc… Ở miền Bắc, mâm cúng chúng sinh còn có thêm nồi cháo loãng, chè loãng thanh nhẹ. Tuy nhiên, với mâm cúng chúng sinh, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng không nên có món mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Bên cạnh mâm cỗ cúng, hành động thiết thực hơn cả để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp người đã khuất là làm việc thiện, bố thí cho người nghèo, giúp đỡ người khốn khổ.

Ngoài ra, con cháu có thể lên chùa tụng kinh lễ bái để cầu sự siêu thoát cho ông bà, tổ tiên, cầu phúc cho cha mẹ sống thọ, khỏe mạnh.

» Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đầy đủ và dễ làm

Sự khác biệt giữa nghi lễ ngày lễ Vu Lan của người miền Nam và người miền Bắc

Lễ Vu Lan thịnh hành hơn ở miền Nam và chỉ mới cập nhật tới người miền Bắc trong khoảng 10 năm trở lại đây. Ở miền Nam, lễ Vu Lan mang ý nghĩa chính là lễ báo hiếu, được thực hiện rất long trọng tại các chùa chiền với nghi thức Bông hồng cài áo rất ý nghĩa hay nghi thức rửa chân cho cha mẹ. 

Tại miền Bắc, lễ Vu Lan mang ý nghĩa chính là ngày lễ xá tội vong nhân, Khoảng năm 2010 trở về trước người miền Bắc không gọi Rằm tháng Bảy là ngày lễ Vu Lan mà gọi là ngày Xá tội vong nhân hay Tết Trung Nguyên. Nghi thức chính của người miền Bắc trong ngày này là làm lễ cúng ông bà tổ tiên, tảo mộ, đốt vàng mã cho người mất và chúng sinh nhiều nhất trong năm.

Văn cúng lễ Vu Lan tại nhà - Văn khấn Rằm tháng Bảy

Văn khấn gia tiên Rằm tháng Bảy

"Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là….

Ngụ tại….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm…. Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)"

Văn khấn chúng sinh Rằm tháng Bảy

"Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày Rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng - che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:…………………………….." 

(Theo NXB Văn hóa - Thông tin)

» Xem thêm: Tổng hợp bài cúng Rằm tháng 7 tại nhà

Món quà ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Báo hiếu cha mẹ như thế nào trong dịp lễ Vu Lan (15/7 Âm lịch) là nỗi trăn trở đối với nhiều người. Mua những món quà đắt tiền, đặt bữa tiệc linh đình hay sắm lễ cúng hoành tráng... đều là những điều thừa thãi nếu trong tâm không có cha mẹ.

Trên tất cả, cha mẹ nào cũng mang theo nhiều kỳ vọng vào con cái. Song thứ mà các bậc làm cha làm mẹ mong mỏi hơn cả ở con của mình chính là tình yêu thương, sự quan tâm từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.

» Xem thêm: Vu Lan: Xem lại 5 bộ phim ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng

Bài hát ngày lễ Vu Lan

Bài hát Nhật ký của mẹ được Nguyễn Văn Chung sáng tác và nữ ca sĩ Hiền Thục thể hiện thành công, mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe. Bài hát là hành trình trưởng thành của người con cũng như tình cảm của người mẹ qua từng dấu mốc quan trọng trong cuộc đời người con. Bên cạnh đó, ca khúc Gặp mẹ trong mơ cũng là một ca khúc ý nghĩa hát về mẹ.

Một ca khúc không thể thiếu trong mỗi mùa Vu Lan (15/7 Âm lịch) là Bông hồng cài áo của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lấy từ ý thơ của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ca khúc mang đậm giáo lý của nhà Phật, "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…" nhắc nhở mỗi người về ơn sinh thành, công ơn của cha mẹ. Từ đó khơi gợi đạo hiếu của con cái với đấng sinh thành.

Những thói quen đơn giản nhưng nhất định phải duy trì để giữ “thanh xuân” thật lâu trên gương mặt Tản mạn Vu Lan Vu Lan: Xem lại 5 bộ phim ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp