Hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy điện có quy mô vừa và nhỏ được xây dựng tại miền Trung và Tây Nguyên. Thủy điện đang đóng góp khoảng 35%-40% sản lượng điện quốc gia. Thế nhưng sự phát triển của thủy điện nhỏ và vừa cũng làm dấy lên lo ngại về vấn đề môi trường, xã hội.
Đợt lũ lụt lịch sử diễn ra trong hai tuần đầu tháng 10 của miền Trung càng khiến dư luận quan tâm về vấn đề này, đặc biệt là vấn đề xả lũ của thủy điện vừa và nhỏ.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp trả lời phỏng vấn với VN Express đã chia sẻ về việc khó kiểm soát thủy điện nhỏ xả trộm lũ. Cụ thể, một số thủy điện, đặc biệt thủy điện nhỏ công suất lắp máy từ 10 đến15 MW, hồ chứa không có dung tích phòng lũ. Nguyên tắc vận hành của thủy điện nhỏ là trước khi có lũ phải xả bớt đi, hạ du không có lũ cứ xả, khi lũ về hạ du thì thủy điện phải tích nước lại.
Tuy nhiên, khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ buộc phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du.
Trước vấn đề thủy điện có xả lũ trộm hay không, Thứ trưởng Hiệp khẳng địnhL: Với hồ thủy điện lớn, không có chuyện xả trộm lũ, còn hồ thủy điện nhỏ thì không thể xác định được.
Sông tại miền Trung thường dốc và ngắn. Nếu xả lũ "trộm" không qua kế hoạch, báo cáo, nguy cơ lũ chồng lũ, lũ dâng cao đột ngột khiến người dân không kịp trở tay.
Từ đầu tháng 10 đến nay, hai cơn bão, một áp thấp nhiệt đới đổ bộ dồn dập và các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh tới Quảng Nam. Mưa đặc biệt lớn kéo dài liên tục, tổng lượng mưa trong đợt vừa rồi có những nơi trên 3.000 mm. Miền Trung có hơn 120.000 hộ dân. Mưa lũ đã khiến 134 người chết, mất tích; thiệt hại về tài sản của người dân vẫn chưa thống kê được hết
Bình luận