Bộ Y tế khuyến cáo chế độ ăn của F0 cần giảm muối, đường

Thanh Lê Đăng lúc: Chủ nhật, 27/02/2022 14:54 (GMT +7)
Bộ Y tế khuyến cáo, khi chế biến món ăn cho bệnh nhân mắc COVID-19 nên hạn chế cho muối, đường, chất béo và nên ăn khi còn nóng ấm.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Bộ Y tế khuyến cáo F0 cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch. Đối với những người mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, cần thực hiện, tuân thủ chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp hỗ trợ và cải thiện "hàng rào" bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày từ đó sẽ giúp làm tăng sức đề kháng.

Theo tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, trong chế độ ăn dành cho người bệnh cần tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, các món ăn chứa nhiều muối như đồ hộp, dưa muối cà muối, các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như xúc xích, lạp xưởng...

Nguyên nhân trong chế độ ăn của F0 cần giảm muối, đường? - Ảnh Internet
Nguyên nhân trong chế độ ăn của F0 cần giảm muối, đường? - Ảnh Internet

>>> Xem thêm: Từ ngày 1/3, CSGT Hà Nội lập biên bản điện tử, tài xế nộp phạt trực tuyến

Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị F0 cần hạn chế ăn mỡ động vật, phủ tạng động vật và hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có ga, các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá... Liên quan đến khuyến cáo này, BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam cho hay: "Việc ăn nhiều muối, đường, chất béo sẽ làm ảnh hưởng tế bào bạch cầu, cản trở quá trình hồi phục của người bệnh COVID-19".

Do đó khi chế biến món ăn cho F0, cần hạn chế cho muối, đường, chất béo. Đồng thời người bệnh cần được ăn chín uống sôi, và ăn ngay sau khi nấu để thức ăn còn ấm nóng trên tinh thần đảm bảo khẩu vị, dinh dưỡng cho người bệnh. 

Ngoài ra để tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm, người mắc COVID-19 cần tránh sử dụng các thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh, hoặc quá hạn sử dụng, những thực phẩm cắt khỏi bao bì nhưng không được bảo quản đúng cách...

Bộ Y tế khuyến cáo chế độ ăn của F0 cần giảm muối, đường - Ảnh 2

Đồng thời Bộ Y tế khuyến cáo, người bệnh cần ăn đủ 3 bữa chính, không bỏ bữa, tăng cường các bữa phụ để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, F0 cần hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt  lượng đường khuyến nghị <10% tổng năng lượng ăn vào); Không phải kiêng thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc không có khuyến cáo của bác sĩ.

F0 điều trị tại nhà cần ăn đa dạng các món, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng, xanh thẫm.. để nhanh khỏi bệnh và ngừa tái nhiễm cũng như di chứng.

Có phải đeo khẩu trang không khi cả nhà đều là F0? Người mắc Covid có nên cạo gió không? Những trường hợp không cần tiêm mũi vắc xin ngừa Covid-19 thứ 4
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp