Những qui định về việc phá thai khác biệt giữa các nước

Thu Trần Đăng lúc: Thứ năm, 21/01/2021 17:11 (GMT +7)
Luật phá thai ở nhiều nơi trên thế giới rất khác nhau. Một số quốc gia ban hành lệnh cấm hoàn toàn trong khi nước ban hành luật có tính hạn chế cao.

Cấm phá thai hoàn toàn

Tại El Salvador, các tòa án đã tuyên các bản án tù kéo dài, có thể lên đến 30 năm đối với những phụ nữ đã mất con, kể cả nạo phá thai.

Malta là quốc gia duy nhất thuộc Liên minh châu Âu cấm phá thai hoàn toàn, áp dụng án tù từ 18 tháng đến 3 năm nếu phạm luật. Ngoài ra, phá thai cũng bị cấm ở Andorra, Vatican và San Marino. Đây là những quốc gia thuộc Châu Âu nhưng không phải là thành viên của Liên minh Châu Âu.

Ở Đông Nam Á, phá thai bị cấm ở Philippines. Bất cứ ai thực hiện phá thai ở nước này có thể chịu bản án tới 6 năm tù. Ngoài ra, ở Lào, trước đây cho phép phá thai trong một số trường hợp nhất định, nhưng hiện đã cấm phá thai.

Trên thế giới, các quốc gia khác cấm phá thai như Congo-Brazzaville, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, El Salvador, Gabon, Guinea-Bissau, Haiti, Honduras, Madagascar, Mauritania, Nicaragua, Palau, Senegal và Suriname.

Các nhà hoạt động ủng hộ ăn mừng sau khi Thượng viện thông qua dự luật hợp pháp hóa việc phá thai bên ngoài Quốc hội ở Buenos Aires. Ảnh: AFP.
Các nhà hoạt động ủng hộ ăn mừng sau khi Thượng viện thông qua dự luật hợp pháp hóa việc phá thai bên ngoài Quốc hội ở Buenos Aires. Ảnh: AFP.

Hạn chế phá thai

Nhiều quốc gia hạn chế việc phá thai, chỉ cho phép khi tính mạng của người mẹ đang bị đe dọa, những quốc gia này bao gồm: Afghanistan, Bangladesh, Guatemala, Iraq, Bờ Biển Ngà, Lebanon, Libya, Myanmar, Paraguay, Nam Sudan, Sri Lanka, Sudan, Syria, Uganda, Venezuela, Bờ Tây/ Gaza và Yemen.

Tại Brazil, luật pháp chỉ cho phép phá thai trong những trường hợp bị hiếp dâm, nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ hoặc nếu thai nhi bị khuyết một phần hoặc toàn bộ não.

Vào năm 2017, Chile đã kết thúc gần ba thập kỷ lệnh cấm phá thai khi tổng thống Michelle Bachelet ký quyết định nới lỏng luật cấm phá thai trong một số trường hợp nhất định.

Phụ nữ Ba Lan biểu tình phản đối phán quyết của Tòa án thắt chặt hơn nữa luật hạn chế phá thai, ngày 26/10/2020 tại Vacsava, Ba Lan. Ảnh: AP.
Phụ nữ Ba Lan biểu tình phản đối phán quyết của Tòa án thắt chặt hơn nữa luật hạn chế phá thai, ngày 26/10/2020 tại Vacsava, Ba Lan. Ảnh: AP.

Vào năm 2019, tòa án hiến pháp của Hàn Quốc cũng đã ra lệnh dỡ bỏ lệnh cấm phá thai kéo dài hàng thập kỷ của nước này trong một phán quyết mang tính bước ngoặt và ra lệnh sửa đổi luật vào cuối năm 2020. Vào tháng 10, chính quyền Seoul đã đệ trình một dự thảo luật cho phép phá thai đến tuần thứ 14 của thai kỳ.

Tháng 10/2020, ở Ba Lan, tòa án hiến pháp đã phán quyết rằng cấm phá thai kể cả khi thai nhi mắc bệnh hiểm nghèo hoặc dị tật đã làm dấy lên các cuộc biểu tình trên khắp đất nước.

Ở Trung Quốc, chỉ cấm phá thai khi có mục đích lựa chọn giới tính em bé.

Còn ở Indonesia đạo Hồi chiếm đa số nên các luật về cấm phá thai rất nghiêm ngặt. Trường hợp được quyền phá thai rất hạn chế, như bào thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ hoặc là nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp. Tuy nhiên, nếu các nạn nhân này đến phá thai tại nơi mà người hành nghề phá thai không có chứng chỉ y tế thì cũng xem là vi phạm pháp luật.

Cho phép phá thai

Phụ nữ ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương có thể phá thai, trong một số trường hợp chỉ mới được áp dụng gần đây.

Trong những năm 1870, Canada cũng cấm phá thai do có quá nhiều sản phụ tử vong. Nhưng đến những năm 1960, chính phủ cho phép thực hiện điều này nếu thai nhi gây ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Đến năm 1988, Canada cho phép sản phụ được nạo phá thai ở mọi giai đoạn thai kỳ.

Tháng 11/2020, Nội các Thái Lan đã thông qua dự luật sửa đổi cho phép phụ nữ mang thai không quá 12 tuần được phá thai.

Theo Đạo luật Đình chỉ Thai kỳ (MTP) được Ấn Độ ban hành năm 1971, nước này cấm phụ nữ bỏ thai sau tuần 20 của thai kỳ không quá 12 tuần được phá thai.

Tháng 12/2020 Argentina thông qua "dự luật lịch sử", hợp pháp hóa việc phá thai tự nguyện ở bất kỳ giai đoạn nào cho đến khi thai được 14 tuần. Trước đây, việc phá thai chỉ được cho phép trong hai trường hợp: sản phụ hiếp dâm và gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Trong tất cả các trường hợp khác, phá thai là bất hợp pháp và có thể bị phạt tới 15 năm tù.

Một thai phụ Ấn Độ đi siêu âm. Ảnh: AP.
Một thai phụ Ấn Độ đi siêu âm. Ảnh: AP.

Tháng 3/2020, New Zealand hủy bỏ luật cấm phá thai. Trước đó, phá thai có thể lãnh án tới 14 năm tù.

Tại Úc, bang Queensland đã hợp pháp hóa việc phá thai vào năm 2018, bãi bỏ luật thời thuộc địa Anh năm 1899. Chỉ có bang New South Wales, bang đông dân nhất của đất nước, tiếp tục cấm phá thai.

Ở Ai-len, phá thai chỉ được hợp pháp kể từ năm 2018, sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử và bỏ lệnh cấm phá thai trong hiến pháp ở đất nước Công giáo này. Phá thai cũng đã được hợp pháp hóa vào năm 2019 ở Bắc Ai-len, phần còn lại duy nhất của Vương quốc Anh nơi phá thai bị cấm.

Tại Hoa Kỳ, phá thai đã được hợp pháp hóa trên toàn liên bang vào năm 1973 nhưng nó vẫn là một vấn đề vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi. Có đến hơn 40 bang trên tổng số 50 bang nghiêm cấm phá thai trừ khi điều đó cần thiết để đảm bảo sức khỏe và tính mạng thai phụ.

Phụ nữ sở hữu 4 nốt ruồi này thì vượng phu ích tử, cả đời giàu sang Thúy Nga thuê máy bay riêng về Việt Nam nhưng sớm bỏ cuộc sau 15 phút đi thử Lộ chi tiết Thiều Bảo Trâm và Sơn Tùng đã rạn nứt từ tháng 12/2020 4 con giáp nhận nhiều phúc báo, kiếm tiền như hái những ngày cuối năm
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp